Hợp tác công tư – giải pháp tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Hợp tác công tư - PPP được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ngày càng hạn chế. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC HỢP TÁC CÔNG TƯ – GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM ThS. PHẠM THỊ PHƯƠNG - Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Hợp tác công tư - PPP được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ngày càng hạn chế. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, đồng thời giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho dự án. PPP được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông qua khai thác, tận dụng nguồn vốn của khu vực tư nhân và sự hợp tác của nhà nước. Vài nét về thực trạng các dự án PPP tại Việt Nam Các dự án PPP ở Việt Nam hiện nay thường gắn với mô hình xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT), Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO), Xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO). Trên thực tế, các dự án PPP của Việt Nam đang ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng: Đường bộ, cầu đường bộ, hệ thống thu gom xử lý chất thải, nhà máy điện, nước, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin Để thu hút đầu tư tư nhân thông qua hình thức PPP, Chính phủ đã có các chính sách ưu đãi về thuế, quyền mua ngoại tệ, quyền đảm bảo cung cấp các dịch vụ công PPP đã có mặt ở Việt Nam từ đầu thập niên 1990. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 1990-2010 đã có hơn 53 dự án được thực hiện theo hình thức PPP chủ yếu tập trung vào lĩnh vực là điện và viễn thông. Chẳng hạn như dự án đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Khu đô thị kiểu mẫu được thực hiện theo cách kết hợp giữa BOT và đổi đất lấy hạ tầng. Đây là dự án được xem là thành công nhất tại Việt Nam, vì Nhà nước đã thu được khoảng 60% lợi ích tài chính từ dự án. Trong thời gian tới, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng hạn chế do Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình. Điều này dẫn đến việc thu hút ODA sẽ khó khăn hơn và PPP được xem là một trong những giải pháp .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.