Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP, hoàn thành chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2015 nêu tại Quyết định 193/QĐ-TTg. Các kết quả trên đạt được là nhờ có sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm, sự phối hợp của các đơn vị liên quan và công tác quản lý, giám sát, điều hành thị trường của cơ quan quản lý. . | TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 BÀN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NGUYỄN QUANG HUYỀN Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP, hoàn thành chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2015 nêu tại Quyết định 193/QĐ-TTg. Các kết quả trên đạt được là nhờ có sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm, sự phối hợp của các đơn vị liên quan và công tác quản lý, giám sát, điều hành thị trường của cơ quan quản lý. Q ua 5 năm thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Công tác thanh tra, kiểm tra Trong những năm qua cùng với sự phát triển nhanh của thị trường bảo hiểm, công tác thanh tra, kiểm tra cũng ngày càng tăng cường và chú trọng hơn. Thanh tra, kiểm tra không chỉ giúp phát hiện, ngăn chặn các vi phạm mà còn phát hiện ra những bất cập trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung từ đó môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm duy trì thị trường ổn định, an toàn, hiệu quả. Theo đó, giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã tiến hành 15 cuộc thanh tra toàn diện, 03 cuộc thanh tra chuyên đề, 48 cuộc kiểm tra toàn diện và 33 cuộc kiểm tra chuyên đề. Các cuộc thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm được thực hiện theo đúng kế hoạch, bám sát nội dung và theo đúng trình tự, thủ tục. Riêng trong năm 2015, qua công tác thanh tra phát hiện những vi phạm chủ yếu: - Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: Một số sai phạm chủ yếu bao gồm: Chưa thực hiện đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí; mức trách nhiệm giữ lại vượt quá 5% vốn chủ sở hữu, đại lý bảo hiểm hoạt động khi chưa có chứng chỉ đào tạo đại lý, trích lập dự phòng nghiệp vụ chưa đúng quy định, bồi thường không đúng quy tắc, điều khoản, hạch toán doanh thu