Trong bài viết này, tác giả khai thác thông tin từ sự chênh lệch giữa tốc độ lạm phát của khu vực thành thị so với tốc độ lạm phát trên phạm vi cả nước để xây dựng mô hình dự báo lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam trước 12 tháng. nội dung chi tiết. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI DỰ BÁO LẠM PHÁT DỰA TRÊN SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA CÁC CHỈ SỐ GIÁ TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ - Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) Các biến động về kinh tế - tài chính, đặc biệt là về sức mua - yếu tố then chốt gây ra lạm phát - có thể thường xuyên xuất hiện ở khu vực thành thị trước, sau đó mới lan tỏa sang khu vực nông thôn. Trong bài viết này, tác giả khai thác thông tin từ sự chênh lệch giữa tốc độ lạm phát của khu vực thành thị so với tốc độ lạm phát trên phạm vi cả nước để xây dựng mô hình dự báo lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam trước 12 tháng. T rong nền kinh tế thị trường, giá của các loại hàng hóa thường có xu hướng biến động cùng nhau. Một số hàng hóa là đầu vào của quá trình sản xuất ra các hàng hóa khác, vì vậy, khi giá đầu vào tăng/giảm, giá đầu ra cũng sẽ có xu hướng tăng/giảm theo. Nhiều hàng hóa có tính cạnh tranh với nhau, nên khi giá của một số hàng hóa tăng/giảm cũng sẽ dẫn đến sự tăng/giảm giá của các hàng hóa khác. Chính vì giá của các hàng hóa có xu hướng biến động cùng nhau, nhưng không đồng thời, nên nếu xác định được giá của một số hàng hóa nào đó thường xuyên biến động trước giá của các hàng hóa khác, người ta có thể sử dụng giá của các hàng hóa này để dự báo giá của các hàng hóa kia cũng như dự báo các chỉ số giá tổng hợp. Nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến động giá của các hàng hóa cơ bản (commodity) với lạm phát giá tiêu dùng, vì các hàng hóa cơ bản là đầu vào của quá trình sản xuất và giá của chúng thường phản ứng nhanh với các thông tin mới do được xác định trên các thị trường đấu thầu. Tuy nhiên, theo Boughton, Branson và Muttardy (1989), mặc dù sự thay đổi xu hướng giá hàng hóa cơ bản là chỉ số cảnh báo sớm đáng tin cậy cho sự thay đổi xu hướng của lạm phát giá tiêu dùng tại một nhóm lớn các nước công nghiệp, nhưng việc giá các hàng hóa cơ bản có là chỉ báo tin cậy để dự báo tốc độ lạm phát hay không vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Một cách tiếp cận khác như Hubrich .