Vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong điều hành, thực thi chính sách tiền tệ

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và thị trường tài chính ngày càng diễn biến phức tạp, vai trò của Hiệp hội Ngân hàng càng phải được đẩy mạnh và phát huy góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU HÀNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và thị trường tài chính ngày càng diễn biến phức tạp, vai trò của Hiệp hội Ngân hàng càng phải được đẩy mạnh và phát huy góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tầm quan trọng của Hiệp hội Ngân hàng trong điều hành chính sách tiền tệ Sự ra đời của Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình phát triển hệ thống ngân hàng. HHNH là làm cầu nối giữa các hội viên với cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách, sao cho các cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý đi vào cuộc sống, phát huy được tính hiệu quả của nó. Vai trò của HHNH trong điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được thể hiện ở các phương diện sau: Về phương diện lý thuyết: Theo lý thuyết, chính sách tiền tệ được xem là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện. Bằng cách NHTW tác động đến cung ứng tiền làm thay đổi cung ứng tiền để tác động đến lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu của các khu vực nền kinh tế, cuối cùng chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến GDP thực, GDP tiềm năng và lạm phát. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng trở nên phức tạp, vai trò của chính sách tiền tệ không chỉ dừng lại ở kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mà nó còn có vai trò quan trọng trong ổn định, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy, khi muốn tăng trưởng kinh tế chống suy thoái, NHTW có thể tăng cung tiền nhằm hạ lãi suất để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Ngược lại, khi muốn hạn chế tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát NHTW đã tác động giảm cung tiền làm tăng lãi suất, giảm đầu tư. Vấn đề cần hiểu rõ hơn là NHTW không thể đơn phương làm thay đổi tổng cầu và lạm .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.