Chiến lược kinh tế Abenomics của Nhật Bản: Những mũi tên chưa tới đích

Sau hơn ba năm thực hiện, mặc dù Abenomics đã tạo ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế Nhật Bản, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được triệt để. Bài viết điểm lại những đặc điểm chính cũng như phân tích những mục tiêu chưa đạt được trong Chiến lược kinh tế Abenomics. | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ ABENOMICS CỦA NHẬT BẢN: NHỮNG MŨI TÊN CHƯA TỚI ĐÍCH TS. TRẦN THỊ VÂN ANH - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Chiến lược kinh tế Abenomics được kỳ vọng đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế tồn tại trong hai thập kỷ qua. Sau hơn ba năm thực hiện, mặc dù Abenomics đã tạo ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế Nhật Bản, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được triệt để. Bài viết điểm lại những đặc điểm chính cũng như phân tích những mục tiêu chưa đạt được trong Chiến lược kinh tế Abenomics. Đặc điểm trong chiến lược kinh tế Abenomics Để đưa nền kinh tế lớn thứ 3 và nhà xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới, đứng thứ 7 về đầu tư nước ngoài một lần nữa trở thành “quốc gia hàng đầu”, sau khi tái đắc cử vào năm 2012 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ban hành Chiến lược Kinh tế mới Abenomics hay còn gọi là Chiến lược “3 mũi tên”. Mục tiêu chính của Abenomics là thông qua “chính sách tiền tệ táo bạo” (mũi tên thứ nhất) để xoay chuyển tình trạng giảm phát trong nền kinh tế Nhật Bản và thông qua “chính sách tài khóa linh hoạt” (mũi tên thứ hai) để nâng cao nhu cầu thực tế, xóa bỏ lỗ hổng cung cầu, thoát khỏi giảm phát, đồng thời thực hiện “chiến lược tăng trưởng sâu rộng” (mũi tên thứ 3) nhằm khơi dậy sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản. Nội dung cụ thể của Chiến lược Abenomics gồm có (1) Chính sách tiền tệ mở rộng với mục tiêu giảm lãi suất thực, hạ giá đồng Yên nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Nhật Bản trên thị trường quốc tế; (2) Chính sách thúc đẩy chi tiêu công hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cụ thể là tăng ngân sách của năm tài khóa 2013 lên 5,3 nghìn tỷ Yên (60 tỷ USD) và dự kiến chi khoảng 25 nghìn tỷ Yên (260 tỷ USD) trong 5 năm tiếp theo; (3) Chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng nhằm tạo đà phát triển bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản. Đến cuối năm 2014, ông Abe đề nghị bầu cử trước hạn và tiếp tục tái đắc cử Thủ tướng. Sau .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.