Kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp, việc khai thác hiệu quả kinh doanh từ hạ tầng đường sắt chưa phát huy hiệu quả hiện đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực trạng này, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. | TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. NGUYỄN THỊ THOA Kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp, việc khai thác hiệu quả kinh doanh từ hạ tầng đường sắt chưa phát huy hiệu quả hiện đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực trạng này, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Thực trạng quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng là nền tảng vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam có kết cấu hạ tầng đường sắt được xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã hơn 100 năm, với khoảng hơn km đường, 287 ga, cầu lớn nhỏ, 39 hầm, điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt và các công trình phụ trợ lớn; quỹ đất thuộc tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trên ha. Đây là khối tài sản Nhà nước đặc biệt lớn, có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt của nước ta còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp, hiện đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Các “điểm nghẽn” này thể hiện ở các mặt dưới như: Một là, trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt không những không được đầu tư phát triển mở rộng, mà còn bị thu hẹp do bị tháo gỡ một số tuyến. Mặc dù là phương thức vận tải có rất nhiều lợi thế do có giá thành vận tải thấp, vận chuyển được hàng hóa có khối lượng lớn, an toàn. nhưng năng lực vận tải hiện nay đạt rất thấp (chỉ đạt khoảng 4,5% tổng lượng vận tải hành khách và khoảng 1,8% tổng .