Một số vấn đề cần trao đổi về lãi suất ngân hàng

Cuộc đua tăng lãi suất huy động đang là chủ đề “nóng” nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, cuộc đua này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Những vấn đề cần bàn phía sau cuộc đua lãi suất ngân hàng hiện nay là gì? Bài viết gợi mở một số khía cạnh cần trao đổi về vấn đề này. | TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI VỀ LÃI SUẤT NGÂN HÀNG TS. PHẠM THÁI HÀ Cuộc đua tăng lãi suất huy động đang là chủ đề “nóng” nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, cuộc đua này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Những vấn đề cần bàn phía sau cuộc đua lãi suất ngân hàng hiện nay là gì? Bài viết gợi mở một số khía cạnh cần trao đổi về vấn đề này. Lãi suất ngân hàng - Những vấn đề cần quan tâm Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành thị trường tiền tệ bằng cách tác động đến công cụ lãi suất một cách tích cực nhất và điều đó có tác động đến tâm lý người gửi tiền. Tuy nhiên, mức độ tác động của công cụ này không giống nhau ở các thời điểm và phụ thuộc vào các yếu tố khác trên thị trường. Vấn đề đáng quan tâm trong thời gian gần đây là cuộc đua tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) đang trở thành vấn đề “nóng” nhất trong hệ thống ngân hàng. Cuộc đua lãi suất huy động đã bắt đầu từ cuối năm 2015 khi một số NHTM nhỏ tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi để đáp ứng nhu cầu tín dụng và áp lực thanh khoản cuối năm. Hiện cuộc đua lãi suất của các ngân hàng chưa có dấu hiệu tạm dừng. Nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, nhiều NHTM đã nâng lãi suất huy động ở mức phổ biến 0,1-0,3%, có nơi áp mức lãi suất vượt trội lên tới 8%/năm. Không chỉ ngân hàng nhỏ mà cả những ngân hàng có quy mô lớn cũng vào cuộc, khiến việc tăng lãi suất dễ trở thành xu hướng. Thực tế cho thấy, năm 2016 tăng trưởng tín dụng đã có xu hướng tăng đều vào đầu năm, khác với các quy luật những năm trước tín dụng thường tăng nhanh ở những tháng cuối năm. Khoảng cách giữa tăng trưởng huy động và cho vay nới rộng, sức ép tăng lãi suất huy động nhằm bổ sung nguồn vốn đầu vào phục vụ cho các khoản vay. Lấy dẫn chứng tại địa bàn Hà Nội cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của các tổ .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    891    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.