Chính sách tiền tệ không chỉ thực hiện mục tiêu kiểm soát giá mà còn thực hiện vai trò ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bài viết phân tích đánh giá thực trạng, chính sách tiền tệ giai đoạn 2001-2015 và đưa ra một số kiến nghị đối với thực thi chính sách tiền tệ trong những năm tiếp theo. . | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2001 - 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TS. PHAN THỊ LINH - Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Những năm qua, chính sách tiền tệ của nước ta đã thể hiện được sự hiệu quả, tạo được lòng tin thị trường, góp phần tích cực vào sự ổn định và những thành công chung của nền kinh tế đất nước. Chính sách tiền tệ không chỉ thực hiện mục tiêu kiểm soát giá mà còn thực hiện vai trò ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bài viết phân tích đánh giá thực trạng, chính sách tiền tệ giai đoạn 2001-2015 và đưa ra một số kiến nghị đối với thực thi chính sách tiền tệ trong những năm tiếp theo. Những điểm nhấn của chính sách tiền tệ giai đoạn 2001 - 2015 Công cụ lãi suất Từ năm 2001, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng USD của các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng. Theo đó, TCTD thực hiện ấn định lãi suất cho vay bằng USD dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ trong nước. Từ ngày 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất thông qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của TCTD đối với khách hàng. Từ đầu năm 2007 đến tháng 6/2008 với mục tiêu hút thanh khoản dư thừa gây ra bởi luồng vốn nước ngoài tăng mạnh, NHNN liên tục điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành, tăng 850 điểm cơ bản đối với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu từ mức tương ứng là 6,5%/năm và 4,5%/năm lên mức 15%/năm và 13%/ năm. Đầu năm 2009, với áp lực lạm phát giảm, NHNN đồng loạt điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý, năm 2009 và quý I/2010, NHNN thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản theo đó các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng VND không quá 150% lãi suất cơ bản, đồng thời, cho phép các TCTD được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Nhờ đó, đã đẩy mạnh hơn nữa đà giảm lãi suất cho vay của TCTD đối với .