Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trở thành nền tảng phát triển bền vững, góp phần làm gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. PHẠM ĐỨC DUY - Công an TP. Hải Phòng Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trở thành nền tảng phát triển bền vững, góp phần làm gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực hiện nay Trong năm 2016 và các năm tiếp theo Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn với thế giới. Cùng với việc tham gia AEC, Việt Nam tham gia các Hiệp định như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài hơn nhờ sự sẵn có của một khối nguồn lực toàn diện hơn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực (NNL) Việt Nam hiện nay đang đứng trước những yêu cầu như sau: Thứ nhất, bảo đảm NNL là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016-2021: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn (khoảng 52 triệu người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động), một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp. Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hoá .