Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp công nghiệp: Nghiên cứu từ mô hình GMM

Bài viết xác định hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu gồm 95 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. nội dung chi tiết. | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH GMM ThS. PHAN THANH HIỆP – Đại học Ngoại thương Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề cấu trúc vốn đối với doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xuất công nghiệp. Hầu như các nghiên cứu đều sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để khảo sát, sau đó sử dụng kiểm định Hausman để kết luận. Các nghiên cứu này rất khó khắc phục phương sai sai số và tồn tại hiện tượng nội sinh trong mô hình, trong khi, ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên khả năng sinh lời là ảnh hưởng hai chiều. Do đó, phương pháp ước lượng GMM có thể là giải pháp để khắc phục những tồn tại trên. Bài viết xác định hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu gồm 95 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. • Từ khóa: Cấu trúc vốn, doanh nghiệp, công nghiệp, chủ sở hữu, vốn vay. Tổng quan lý thuyết về cấu trúc vốn Mặc dù, đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về cấu trúc vốn nhưng về bản chất, các nghiên cứu đều đề cập đến cấu trúc vốn là tỷ lệ tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp (DN). Tài liệu Tài chính DN của Ross (2002), cũng chỉ đề cập đơn giản là tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Trong nghiên cứu này, cấu trúc vốn được hiểu là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của DN. Lý thuyết của Modigliani và Miller Lý thuyết cơ bản nhất về cấu trúc vốn có thể kể đến là lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M) trong các nghiên cứu năm 1958 và năm 1963. Trong nghiên cứu năm 1958, trường hợp giả định rằng, không có thuế thu nhập DN (TNDN), quan điểm của lý thuyết M&M cho rằng cấu trúc vốn không có ảnh hưởng gì đến giá trị của công ty hoặc công ty không có cách nào để gia tăng giá trị bằng cách thay đổi cấu trúc vốn. Năm 1963, bằng việc đưa thuế TNDN vào mô hình nghiên cứu, lý thuyết M&M 1963 đã kết .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.