Triển vọng nợ công Châu Âu và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

Châu Âu đã thực sự thoát khỏi khủng hoảng nợ hay vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ đến khả năng phục hồi kinh tế trong thời gian tới? Bài viết đánh giá tình hình nợ công khu vực châu Âu, qua đó đề xuất một số gợi ý chính sách đối với thực trạng quản lý nợ công Việt Nam hiện nay. | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRIỂN VỌNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ThS. LÊ THỊ MINH NGỌC - Học viện Ngân hàng Cuộc khủng hoảng nợ công để lại nhiều khó khăn cho khu vực châu Âu trong những năm qua đã có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có nhiều chuyển biến tích cực sau những nỗ lực giải cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF cùng các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ các quốc gia từng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ. Châu Âu đã thực sự thoát khỏi khủng hoảng nợ hay vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ đến khả năng phục hồi kinh tế trong thời gian tới? Bài viết đánh giá tình hình nợ công khu vực châu Âu, qua đó đề xuất một số gợi ý chính sách đối với thực trạng quản lý nợ công Việt Nam hiện nay. • Từ khóa: Châu Âu, nợ công, kinh tế, chính sách, quản lý. “Bức tranh” nợ công khu vực châu Âu Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2015, nợ chính phủ của khu vực đồng Euro giảm còn 93,5% GDP so với mức 94,5% GDP năm 2014, đây là dấu hiệu khả quan đầu tiên từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 trở lại đây. Nhiều nước châu Âu vẫn có nợ công cao hơn rất nhiều so với mức tham chiếu 60% GDP của quy định trong Hiệp ước Maastricht. Hy Lạp vẫn duy trì tỷ lệ nợ cao nhất khu vực châu Âu (196,95%), chỉ sau Nhật Bản (quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất thế giới – 245,9% năm 2015). Tiếp theo là Italia (133,11%), Bồ Đào Nha (127,8%), Bỉ (106,75%), Cyprus (106,37%), Ireland (100,63%, Tây Ban Nha (98,6%). Trong khi đó, các nước Estonia, Luxembourg, Bulgaria vẫn duy trì được khoản nợ công thấp dưới 30% GDP. Hy Lạp vẫn được gọi là “tâm bão” của nợ công. Tuy nhiên, mối đe dọa Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung Euro đã tạm thời lắng dịu, khi ECB tăng cường các chương trình kích thích kinh tế đối với quốc gia này. Theo dự báo của IMF, gói cứu trợ cần thiết để trang trải nhu cầu tài chính của Hy Lạp từ tháng 6/2015 đến cuối năm 2018 lên đến 60 tỷ Euro và phải đến năm 2020 tỷ lệ nợ công Hy Lạp mới có

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.