Phát triển thương mại nội ngành hàng nông nghiệp giữa Việt Nam với APEC

Phát triển thương mại nội ngành hàng nông nghiệp giữa Việt Nam với Khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội ngành nói riêng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung. Qua nghiên cứu về thương mại nội ngành của một số nước, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm giúp Việt Nam phát triển hiệu quả thương mại nội ngành hàng nông nghiệp với APEC. | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VỚI APEC ThS. VÕ THY TRANG - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế hiện nay phải kể đến sự đóng góp to lớn của thương mại nội ngành. Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế trong ngành hàng nông nghiệp. Phát triển thương mại nội ngành hàng nông nghiệp giữa Việt Nam với Khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội ngành nói riêng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung. Nghiên cứu về thương mại nội ngành của một số nước, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm giúp Việt Nam phát triển hiệu quả thương mại nội ngành hàng nông nghiệp với APEC. • Từ khóa: APEC, thương mại nội ngành, nông nghiệp. Thương mại nội ngành của một số nước trên thế giới Thương mại nội ngành giữa Thái Lan và APEC Giai đoạn 1960 - 1970, Chính phủ Thái Lan đã cải tổ nền kinh tế từ sản xuất phụ thuộc nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Điều này xuất phát từ các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Sự chuyển đổi này được hỗ trợ bởi 3 chính sách lớn: Thứ nhất, chính phủ cam kết cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các ngành Công nghiệp; Thứ hai, chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm khuyến khích ngành Công nghiệp. Thứ ba, Thái Lan đã tham gia Hiệp định thương mại và hội nhập khu vực như ASEAN, APEC và đã có những hoạt động về cải cách thuế quan như: giảm thuế nhập khẩu và thuế suất. Xu hướng này rõ ràng là một động thái chuyển từ các sản phẩm dựa vào tài nguyên và lao động, sang sản xuất các sản phẩm khác biệt. Một thuộc tính của sản xuất hàng xuất khẩu này là, kết nối chặt chẽ tiềm năng của thương mại nội ngành để tạo sự khác biệt, hoặc theo quy mô kinh tế. Tất nhiên, sự phát triển kinh tế thế giới và các chính sách kinh tế vĩ mô trong nước đã thúc đẩy thương mại nội ngành phát triển. Thương mại nội ngành của các nước trong khu vực châu Á Min (1992) đã xem xét các yếu tố quyết định thương mại

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    276    3    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.