Gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc

Bài viết đề cập đến vấn đề vận động và yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng trọng điểm của đất nước . | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 GẮN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC? ThS. ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN - Đại học Thương mại Nhà nước và Chính phủ đã và đang xây dựng, hoạch định các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nhằm phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế của vùng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện chỉ chú trọng tới xây dựng và hoạch định các biện pháp về phát triển kinh tế, thị trường, du lịch ít đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Bài viết đề cập đến vấn đề vận động và yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng trọng điểm của đất nước • Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, kinh tế - xã hội, Tây Bắc. Từ trách nhiệm doanh nghiệp với xã hội. Không chỉ ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) là vấn đề đã được các nước quan tâm phát triển và thực hiện từ thế kỷ XX. Hiện có 4 nhóm đối tượng mà DN phải có trách nhiệm trong ứng xử, đó là: Một là, thị trường và người tiêu dùng, bao gồm cả nhà đầu tư, nhà cung ứng và các đối tác hợp tác khác: DN không chỉ đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật mà còn phải đảm bảo và tôn trọng các lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng và các đối tác. Do đó, các hành vi kinh doanh chụp giật, vì lợi ích trước mắt của DN mà vi phạm pháp luật, quy định của Nhà nước và không đảm bảo lợi ích của khách hàng và đối tác đều không phù hợp. Hai là, người lao động: DN đảm bảo thực hiện các cam kết trong hợp đồng lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề Ba là, cộng đồng trong khu vực và trong xã hội nói chung. Bốn là, môi trường sống. Những lợi ích đạt được khi các DN thực hiện trách nhiệm xã hội. Cụ thể gồm: Thứ nhất, đối với bản thân DN: Trách nhiệm

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.