Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã và đang giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương, tác động cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng địa phương theo hướng rất tích cực. Mời các bạn cùng tìm hiểu các giải pháp phát triển các quỹ tín dụng nhân dân khu vực đồng bằng sông Hồng qua bài viết sau. | TÀI CHÍNH - Tháng 7/2016 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TS. NGUYỄN XUÂN ĐIỀN - Học viện Tài chính Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã và đang giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương, tác động cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng địa phương theo hướng rất tích cực. Đến hết năm 2015, khu vực Đồng bằng sông Hồng đã có 483 quỹ tín dụng cơ sở đang hoạt động rải rác tại 11 tỉnh và thành phố. Sự phát triển của các quỹ tín dụng cơ sở đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài chính ở các vùng nông thôn và giải quyết nhu cầu vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh với hàng chục ngàn tỷ đồng đã được huy động, phục vụ hàng triệu khách hàng mỗi năm. • Từ khóa: Quỹ tín dụng nhân dân, lao động, sản xuất, tài chính, dịch vụ Tình hình phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở Đồng bằng sông Hồng Tính đến hết năm 2015, khu vực Đồng bằng sông Hồng đã có 483 quỹ tín dụng cơ sở đang hoạt động rải rác ở 11 tỉnh và thành phố. Trong đó, số lượng quỹ tín dụng cơ sở của 4 tỉnh và Thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên là 311 quỹ chiếm 64,3 %, 7 tỉnh còn lại chỉ chiếm 35,7 % với 172 quỹ. Theo Hiệp hội Quỹ Tín dụng nhân dân, đến hết năm 2013 cả nước có quỹ đang hoạt động với tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng tỷ đồng. Số lượng quỹ tín dụng cơ sở của vùng chiếm 40,25% tổng số quỹ trên cả nước và 63 % tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống. Hệ thống quỹ tín dụng cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương, tác động cả trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng địa phương theo hướng rất tích cực. Sự phát triển của các quỹ tín dụng cơ sở đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài chính ở các vùng nông thôn và giải quyết nhu cầu vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh với hàng chục ngàn tỷ đồng đã được huy động, phục vụ hàng triệu khách hàng mỗi năm. Kết quả sơ bộ này cho thấy, các quỹ tín dụng vùng Đồng bằng sông Hồng đã có .