Đổi mới giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta

Trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mời các bạn tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết sau | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA ThS. PHẠM ĐỨC DUY Trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập cần được cải thiện trong thời gian tới. • Từ khóa: Nguồn nhân lực, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo. Thực trạng giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực Sau 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về sự nghiệp giáo dục đào tạo trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cùng với củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm và dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành lập. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việt Nam có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, cần được cải thiện. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, đặc biệt

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.