Những thay đổi về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay sẽ hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Mời các bạn cùng tìm hiểu những thay đổi về chính sách thuế của nước ta qua bài viết sau. | CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH Tài chính GÓP PHẦN nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Những thay đổi về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thanh Hằng - Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay sẽ hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định này được kỳ vọng sẽ tác động đến quy mô của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đã ký kết. • Từ khóa: Kinh tế, chính sách thuế, FTA, tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế. Bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU (dự kiến có hiệu lực từ 2018) có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế. Từ năm 2015 trở đi, đặc biệt sau năm 2018, khi các cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA trong và ngoài khu vực hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, dự kiến nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) từ các .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.