Hoàn thiện cơ chế quản lý chính sách đối với sinh viên các trường đại học công lập

Ở Việt Nam, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đã trở thành chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì các chính sách này vẫn còn những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Bài viết này sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý các chính sách đối với sinh viên hiện nay, đồng thời góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. | TÀI CHÍNH - Tháng 8/2016 Hoàn thiện cơ chế quản lý chính sách đối với sinh viên các trường đại học công lập NCS. Đàm Đắc Tiến - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Ở Việt Nam, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đã trở thành chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì các chính sách này vẫn còn những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Bài viết này sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý các chính sách đối với sinh viên hiện nay, đồng thời góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. • Từ khóa: Giáo dục, đại học công lập, trợ cấp xã hội, cho vay, học bổng. Chính sách đối với sinh viên tại trường đại học công lập hiện nay Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi việc đầu tư cho giáo dục là quốc sách và đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, việc hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đã trở thành chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trong đó, chính sách xã hội dành cho sinh viên hiện nay đang được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư bao gồm nhiều dự án và hạng mục. Có thể kể đến 04 chính sách chính, gồm: Chính sách cho vay tín dụng Tín dụng đối với sinh viên là việc Nhà nước thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ để trang trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt của sinh viên đang theo học tại trường. Sau gần 9 năm thực hiện (2007-2015), tổng dư nợ của chương trình trên toàn quốc đạt gần 25 ngàn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định. Chương trình này đã giúp cho hơn 3,2 triệu lượt học sinh - sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập. Tính đến thời điểm hiện nay, đang còn 1,1 triệu hộ gia đình còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với 1,3 triệu học sinh - sinh viên vay vốn đi học. Đối tượng được vay vốn tín dụng .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.