Luận án hướng đến mục đích nghiên cứu: xác định được hiện trạng, nguyên nhân, động lực và quy luật phân bố, phát triển các quá trình dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; thành lập bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ trượt lở đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng chống phù hợp, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THANH NHÀN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ PHÒNG CHỐNG PHÙ HỢP Ngành: Kỹ thuật địa chất Mã số: 62520501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất công trình; Khoa Địa chất; Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. Tạ Đức Thịnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Nguyễn Thanh, Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam Phản biện 1: Nguyễn Huy Phương Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam Phản biện 2: Phạm Hữu Sy Trường Đại học Thủy Lợi Phản biện 3: TS. Phan Sỹ Thanh Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế (QT-TTH) chiếm hơn 2/3 diện tích lãnh thổ, với địa hình quanh co, nhiều đèo dốc, cùng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vào mùa mưa lũ thường xảy ra quá trình dịch chuyển đất đá trên sườn dốc (SD), đủ mọi quy mô và chủ yếu tập trung vào các tuyến đường giao thông, nhất là đường HCM và mái dốc các công trình thuỷ công. Quá trình dịch chuyển đất đá (DCĐĐ) trên mái dốc (MD) đã phá huỷ taluy, nền đường, làm ách tắc giao thông, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thế nhưng các nghiên cứu quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng QT-TTH còn rất ít, nhiều vấn đề về bản chất, nguyên nhân, điều kiện, động lực, quy luật, phân loại, cũng như phương pháp dự báo, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do quá trình DCĐĐ gây ra chưa được nghiên cứu thấu đáo. Vì vậy, việc chọn đề tài luận án là rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao (hình 1). Hình 1. Sơ đồ vùng đồi núi Quảng Trị - .