Sự tha hoá của cái Tôi Ở một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Tự do là nguồn gốc sự phát triển của con. | Sự tha hoá của cái Tôi Ở một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không Theo quan điểm của tôi chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi. Tại sao lại như vậy Bởi vì Tự do là nguồn gốc sự phát triển của con người. Khi con người không có các quyền tự do thì dần dần con người sẽ đánh mất những kinh nghiệm về tự do mất ý chí đòi tự do cũng như mất cảm hứng sử dụng tự do như là phương tiện để phát triển các giá trị tinh thần của mình. Nếu không có tự do thì con người không có tiền đề không có không gian tinh thần đầy đủ không có sự sạch sẽ tâm hồn để tiếp nhận tất cả các khả năng để phát triển tức là không có năng lực. Sự hạn chế của không gian tự do bên ngoài và bên trong đã làm cho cái Tôi tha hoá mà biểu hiện rõ rệt nhất của nó là sự mất mát năng lực. Tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nếu không chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng xã hội bằng những viên gạch hỏng mà không lý giải được tại sao xã hội không phát triển. Thực tế ở nhiều quốc gia lạc hậu cho thấy sự tha hoá của cái Tôi là kết quả của một đời sống tinh thần phát triển không lành mạnh dưới tác động của sự ràng buộc của tư tưởng sự bao vây của văn hóa lạc hậu sự níu kẻo của nghèo đói và trên hệ là sự cai trị của nhà nước. Tất cả những yếu tố như vậy xuất hiện trong mọi mặt của đời sống từ kinh tế văn hóa chính trị cho đến giáo dục làm cho con người trở nên lệch lạc và kết quả là con người không còn đủ các năng lực để thích nghi với cuộc sống. Trên phương diện kinh tế có thể thấy nền kinh tế chịu sự áp đặt của các quan điểm chính trị được mô hình hóa bằng tiêu chuẩn chính trị mà không phải bằng các tiêu chuẩn hay các đặc thù kinh tế. Trong các mô hình kinh tế này có không ít mô hình được lựa chọn dựa trên những quan điểm chính trị khác biệt mâu thuẫn với sự phát triển tự nhiên .