Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương - Chuyên đề 8: Quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước

Chuyên đề 8 - Quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước. Chuyên đề trang bị cho học viên nắm được những vấn đề cơ bản về quy chế làm việc của một cơ quan hành chính nhà nước để từ đó nâng cao ý thức chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị. | Chuyên đề 8 QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. SỰ CẦN THIẾT, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA QUY CHẾ 1. Sự cần thiết của quy chế Mọi cơ quan, tổ chức khi thành lập đều được xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bước vào hoạt động nghĩa là nó bắt đầu sống trong một không gian pháp luật và các mối quan hệ rất đa dạng, phong phú và thậm chí khá phức tạp không chỉ bên trong cơ quan, tổ chức mà còn các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở bên ngoài. Để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động đúng trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất thiết cơ quan, tổ chức đơn vị đó phải có những quy định quy ước bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xử sự trước mọi mối quan hệ để giải quyết công việc. Các quy định, quy ước, quy chế, nội quy, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp điều chỉnh quan hệ xử sự cụ thể bên trong và quan hệ giữa cơ quan, tổ chức đơn vị, công chức viên chức, nhân viên với nhau và với cơ quan, tổ chức và công dân gồm: Quy chế làm việc; Nội quy của cơ quan; Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức; Quy tắc đạo đức nghề nghiệp 2. Vị trí của quy chế Quy chế làm việc; Nội quy của cơ quan; Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức; Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là hệ thống văn bản điều chỉnh chủ yếu mối quan hệ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, có tính chất bắt buộc thi hành đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính. Tùy theo vị trí của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị mà quy chế được ban hành hoặc là văn bản quy phạm pháp luật hoặc là văn bản hành chính. 3. Ý nghĩa của quy chế Các quy định, quy ước, quy chế, nội quy, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp mang ý nghĩa điều chỉnh quan hệ xử sự cụ thể bên trong và quan hệ giữa cơ quan, tổ chức đơn vị, công chức viên chức, nhân viên với nhau và với cơ quan, tổ chức và công dân. Hướng dẫn hành vi của mọi công chức, viên chức, từ người đứng đầu đến nhân viên nhằm tạo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.