Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương - Chuyên đề 25: Quản lý hành chính tư pháp của cơ quan hành chính

Chuyên đề này trang bị cho học viên khái quát về quản lý hành chính tư pháp và các cơ quan quản lý hành chính tư pháp của nước ta; giới thiệu nội dung quản lý hành chính tư pháp của các cơ quan hành chính để học viên tiếp cận với các cơ quan nhà nước trong quá trình làm việc. | Chuyên đề 25 QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP 1. Khái niệm quản lý hành chính tư pháp a) Hoạt động tư pháp Do chưa có một định nghĩa chính xác về tư pháp, nên theo giải thích ngữ nghĩa trong Từ điển, tư pháp được hiểu là xét xử và hoạt động tư pháp thường được hiểu là hoạt động xét xử. Tuy nhiên, bản chất của hoạt động xét xử là việc “một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng quyền lực nhà nước, xem xét và quyết định tư cách pháp lý của một chủ thể (cá nhân, pháp nhân). Vì thế, theo nghĩa hẹp: Hoạt động tư pháp chỉ đề cập đến hoạt động của tòa án (TA). Còn theo nghĩa rộng: Hoạt động tư pháp đề cập đến cả những hoạt động liên quan trực tiếp đến xét xử của tòa án (trước, trong và sau xét xử): hoạt động điều tra của cơ quan điều tra; hoạt động công tố của Viện công tố (Viện kiểm sát hiện nay); hoạt động thi hành án, (cả án dân sự và án hình sự). Theo tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp Việt Nam hiện nay, những hoạt động trên vừa được thực hiện bởi cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát), vừa được thực hiện bởi cơ quan hành chính (điều tra, thi hành án dân sự, cải tạo, giam giữ., công chứng, giám định .) Như vậy, hoạt động tư pháp gồm: Hoạt động xét xử, công tố và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến xét xử, hỗ trợ tư pháp (công chứng, giám định, luật sư, thi hành án, hòa giải.). b) Quản lý hành chính tư pháp Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước, bằng bộ máy nhà nước, các công cụ của Nhà nước, cách thức tác động của Nhà nước nhằm tác động tới các quá trình xã hội bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định. Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp gọi là quản lý hành chính tư pháp. 347 2. Các cơ quan quản lý hành chính tư pháp ở Việt Nam - Ở Trung ương + Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
29    181    4    08-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.