Về phạm trù quyền lực chính trị trong chính trị học hiện đại

Chính trị học hiện đại (từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây) vừa tiếp tục những hướng nghiên cứu đã có, vừa có những hướng nghiên cứu mới, làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề quan trọng và có ý nghĩa về quyền lực - phạm trù trung tâm, xuất phát của chính trị học. Những kết quả nghiên cứu về quyền lực trở thành cơ sở cho nghiên cứu việc tổ chức và vận hành quyền lực chính trị, các quá trình chính trị, chính sách công, văn hóa chính trị, con người chính trị và chính trị quốc tế, Mời các bạn tham khảo. | Về phạm trù quyền lực chính trị trong chính trị học hiện đại Lê Minh Quân(*) Tóm tắt: Chính trị học hiện đại (từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây) vừa tiếp tục những hướng nghiên cứu đã có, vừa có những hướng nghiên cứu mới, làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề quan trọng và có ý nghĩa về quyền lực - phạm trù trung tâm, xuất phát của chính trị học. Những kết quả nghiên cứu về quyền lực trở thành cơ sở cho nghiên cứu việc tổ chức và vận hành quyền lực chính trị, các quá trình chính trị, chính sách công, văn hóa chính trị, con người chính trị và chính trị quốc tế, Từ khóa: Quyền lực chính trị, Chính trị học hiện đại, Phạm trù trung tâm 1. Chính trị học hiện đại xem xét phạm trù quyền lực chính trị theo nhiều tiếp cận khác nhau (*) Theo tiếp cận của lý thuyết mác xít, quyền lực chính trị được xem xét theo ba hướng chính: Quyền lực chính trị được tạo ra trên cơ sở kinh tế; Quyền lực chính trị được tạo ra do quá trình thay đổi xã hội một cách biện chứng; Quyền lực chính trị được tạo ra từ xung đột (đấu tranh) giai cấp. Cách tiếp cận này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; xem xét quyền lực chính trị chủ yếu từ các quan hệ vĩ mô quan hệ giữa các nhóm xã hội mà giai cấp là quan trọng nhất. Quyền lực chính trị được xem là quyền lực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội; là khả năng của một giai cấp nhằm thực hiện lợi ích (*) ., Giảng viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: minhquanip@ khách quan của mình; về thực chất vẫn là sức mạnh có tổ chức của một giai cấp để thống trị một giai cấp khác, khi quyền lực chính trị trở thành quyền lực nhà nước(*). Theo tiếp cận của lý thuyết tinh hoa, quyền lực chính trị luôn thuộc về một nhóm tinh hoa trong xã hội. Sự thay đổi xã hội diễn ra thông qua những quá trình cải cách của giới tinh hoa chứ không phải đấu tranh giai cấp hay cách mạng xã hội. Tầng lớp tinh hoa là thiểu số trong xã hội nhưng lại có khả năng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.