Khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP và một số tác động của nó tới Việt Nam

Bài viết mô tả khía cạnh địa chính trị - chiến lược của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đằng sau khía cạnh kinh tế - thương mại của nó. Qua dẫn giải một số quan điểm của các học giả bàn về khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP, các tác giả bài viết cho rằng, khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP thể hiện tập trung ở ý đồ của Mỹ trong việc sử dụng TPP như một công cụ chiến lược, đó là nhằm mở đường kết nối đồng minh, kiến tạo liên minh mới và qua đó kìm tỏa một Trung Quốc đang trỗi dậy. | Khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP và một số tác động của nó tới Việt Nam Phạm Xuân Hoàng(*) và Đoàn Thị Quý(**) Tóm tắt: Bài viết mô tả khía cạnh địa chính trị - chiến lược của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đằng sau khía cạnh kinh tế - thương mại của nó. Qua dẫn giải một số quan điểm của các học giả bàn về khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP, các tác giả bài viết cho rằng, khía cạnh địa chính trị - chiến lược của TPP thể hiện tập trung ở ý đồ của Mỹ trong việc sử dụng TPP như một công cụ chiến lược, đó là nhằm mở đường kết nối đồng minh, kiến tạo liên minh mới và qua đó kìm tỏa một Trung Quốc đang trỗi dậy. Những phân tích trong bài viết chính là nhằm làm sáng tỏ quan điểm vừa nêu; đồng thời chỉ ra một số tác động tích cực của TPP đối với Việt Nam. Từ khóa: Địa chính trị - chiến lược, TPP, TPP và Việt Nam, Châu Á - Thái Bình Dương 1. TPP lược sử(*)(**) TPP là hiệp định thương mại tự do đa phương bao gồm 12 thành viên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Chile, Brunei, Malaysia, Peru, Mexico và Việt Nam). 12 nước này chiếm tới 40% sản lượng thương mại toàn cầu, cao hơn nhiều so với sản lượng kinh tế của toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). TPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế thân cận Thái Bình Dương (P3) do nguyên thủ quốc gia ba nước Chile, (*) TS. Viện Thông tin KHXH; Email: pxhoanght@ (**) ThS., Viện Thông tin KHXH; Email: doanthiquy@ New Zealand và Singapore đề xuất bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhà lãnh đạo các nước APEC vào năm 2002 tại Mexico. Trong vòng 3 năm (2002-2005), lãnh đạo của 3 nước nói trên đã tổ chức 4 phiên đàm phán. Trong phiên họp thứ 5 vào tháng 4/2005, Brunei đã xin tham gia với tư cách thành viên sáng lập và hiệp định được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược châu Á - Thái Bình Dương (P4). Kết quả vòng đàm phán này được công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước APEC diễn ra vào tháng 6/2005. Tại Hội nghị .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
36    65    3    28-04-2024
29    175    4    28-04-2024
44    309    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.