Bài viết đề cập đến sự kiện lịch sử năm 1954 với cuộc di cư diễn ra trên quy mô tập trung theo từng làng, từ làng gốc ở Miền Bắc cho tới làng định cư ở Miền Nam. Bên cạnh đó, bài viết còn tìm hiểu trải nghiệm của người trong cuộc về cuộc di cư đầy bi tráng này. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 77 NGUYỄN ĐỨC LỘC* CUỘC DI CƯ NĂM 1954 PHẢI CHĂNG LÀ MỘT ĐỊNH MỆNH LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO MIỀN BẮC? Tóm tắt: Bài viết đề cập đến sự kiện lịch sử năm 1954 với cuộc di cư diễn ra trên quy mô tập trung theo từng làng, từ làng gốc ở Miền Bắc cho tới làng định cư ở Miền Nam. Bên cạnh đó, bài viết còn tìm hiểu trải nghiệm của người trong cuộc về cuộc di cư đầy bi tráng này. Từ khóa: Công giáo, cuộc di cư năm 1954, Hố Nai, Cái Sắn, Gia Kiệm. 1. Khúc quanh lịch sử Hiệp định Genève 1954 là một dấu mốc quan trọng trong việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước này bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, với hiệp định này, Việt Nam bị chia thành hai miền, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Theo nội dung bản hiệp định, sau hai năm, chậm nhất là tháng 7/1956, người dân hai miền sẽ đi bỏ phiếu hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong bối cảnh ấy, Hoa Kỳ đã có động thái can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam với việc hậu thuẫn thành lập Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng. Ngay sau khi làm Thủ tướng, ông Ngô Đình Diệm đã xây dựng một kế hoạch chi tiết di cư người Miền Bắc vào Miền Nam, trong đó nhấn mạnh đến những nội dung tuyên truyền dân chúng cụ thể: “Vạch rõ sự di cư bất đắt dĩ. Nêu những vụ đó (di cư bất đắc dĩ) khi Việt Minh hiện đã bắt đầu ở các vùng Hà Nam, Nam Định. * TS., Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 78 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Nêu các vụ mời đi học tập tại nơi nước độc như Chi-lê, Nho-quan của một số người ở Nam Định. Nêu rõ chính sách vô sản chuyên chính của Việt Minh. Nêu rõ chính sách tranh đấu giai cấp. Trong giai đoạn đầu, Việt Minh sẽ mơn trớn xong rồi sẽ thực hiện khẩu hiệu tiêu diệt các giai cấp đối