Một số góp ý sửa đổi pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004

Bài viết đề cập đến tư duy xây dựng pháp luật về tôn giáo trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và một số quy định chưa hợp lý trong “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” ban hành năm 2004. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung sửa đổi “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 123 NGUYỄN TẤT ĐẠT* MỘT SỐ GÓP Ý SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2004 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến tư duy xây dựng pháp luật về tôn giáo trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và một số quy định chưa hợp lý trong “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” ban hành năm 2004. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung sửa đổi “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam. Từ khóa: “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”, tôn giáo ở Việt Nam, hoạt động của các tổ chức tôn giáo. 1. Dẫn nhập Với sự cố gắng của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Ban Tôn giáo Chính phủ, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (từ đây viết tắt là Pháp lệnh) đã được ban hành năm 2004. Pháp lệnh đã tạo ra tấm khiên pháp lý vừa bảo vệ quyền tự do tôn giáo của nhân dân quy định trong Hiến pháp 1992, vừa ngăn ngừa các hiện tượng mê tín, đồng thời là công cụ hữu hiệu để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền duy trì ổn định xã hội. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội trong nước và ngoài nước gần đây có nhiều thay đổi, quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế dần được khẳng định (Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Quốc tế1), đặc biệt điều khoản quy định trong Hiến pháp 2013, “Mọi người có quyền tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”2, khiến cho một số quy định trong Pháp lệnh cần sửa đổi. 2. Một số nội dung sửa đổi Pháp lệnh . Quan điểm sửa đổi Pháp lệnh Một là, Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Pháp lệnh cần sửa đổi theo hướng * TS., Học viện Hành chính Quốc gia. 124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Nhà nước mở rộng các quyền cho nhân dân và đảm bảo những quyền ấy được thực hiện trong thực tế. Một nhà nước mạnh là khi các quyền của công dân được mở rộng và ngày càng vững chắc. Tự do tôn giáo là một quyền của con .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.