Phật giáo nhanh chóng cắm rễ sâu và lan rộng trong xã hội, nhận được sự tín mộ của không chỉ đông đảo người Việt, mà còn cả người Nhật, người Hoa. Trong lịch sử Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn ngay từ đầu giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo trên vùng đất phía nam đèo Hải Vân này. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 66 LÊ XUÂN THÔNG* NGŨ HÀNH SƠN MỘT TRUNG TÂM PHẬT GIÁO CỦA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG THẾ KỶ XVII Tóm tắt: Ngũ Hành Sơn là mảnh đất cổ, vốn là một trung tâm tôn giáo của người Chăm. Sau khi thuộc về Đại Việt, Ngũ Hành Sơn trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trên vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Trên mảnh đất này, Phật giáo nhanh chóng cắm rễ sâu và lan rộng trong xã hội, nhận được sự tín mộ của không chỉ đông đảo người Việt, mà còn cả người Nhật, người Hoa. Trong lịch sử Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn ngay từ đầu giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo trên vùng đất phía nam đèo Hải Vân này. Từ khóa: Ngũ Hành Sơn, Phật giáo, Quảng Nam - Đà Nẵng. 1. Vài nét về Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn (hiện thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) là một không gian đặc trưng của vùng văn hóa xứ Quảng. Ở đây có những ngọn núi đá vôi là danh thắng nổi tiếng cả nước. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Giữa động cát nổi lên sáu ngọn núi đá, sông cái lượn phía Tây, biển cả bao phía Đông Bắc, hình núi nhọn đẹp, trời tạnh nhìn ở xa, sắc như mây gấm, thật là đáng yêu ”1. Ngũ Hành Sơn xưa kia vốn là những hòn đảo. Vào kỷ Đệ tứ, sau khi nước biển rút, những hòn đảo này được nối với đất liền do vận động nâng lên của Trường Sơn Nam cùng với sự bồi tụ của phù sa sông và phù sa biển. Bởi vậy mới có câu: “Phù nhất thiên niên tiền Ngũ Hành nhất đảo, nhất thiên niên hậu vị Ngũ Hành” (Một ngàn năm trước Ngũ Hành là một hòn đảo, một ngàn năm sau là núi Ngũ Hành)2. Núi Ngũ Hành gồm có sáu ngọn, đặt tên dựa trên sự tương ứng về phương vị theo thuyết Ngũ Hành. Thủy Sơn ở phía Bắc, Mộc Sơn ở phía Đông, Kim Sơn ở phía Tây, Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn ở phía Nam * Trung tâm Quản lý Di sản Văn hóa thành phố Đà Nẵng Lê Xuân Thông. Ngũ Hành Sơn - Một trung tâm 67 và Thổ Sơn ở trung tâm. Trong các ngọn núi có nhiều hang động kỳ thú, như như động Huyền Không, động Vân Thông, động Tàng Chân, động Linh Nham, động Hóa .