Tính tự trị và tự quản của làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước

Làng Công giáo vừa có những tổ chức thiết chế chính trị của làng Việt cổ truyền, vừa có sự khác biệt mang dấu ấn của những tổ chức thiết chế tôn giáo. Bài viết đề cập tới quá trình hình thành làng Công giáo vùng Đồng bằng Sông Hồng và các thiết chế chính trị - tôn giáo của làng Công giáo thể hiện qua hương ước. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2014 94 NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG* TÍNH TỰ TRỊ VÀ TỰ QUẢN CỦA LÀNG CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG QUA HƯƠNG ƯỚC Tóm tắt: Trong hệ thống làng xã cổ truyền của người Việt vùng Đồng bằng Sông Hồng có làng Công giáo, một sản phẩm văn hóa trong quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Với quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam, trên cơ sở của làng Việt, Công giáo đã tạo nên văn hóa đặc thù qua sự hình thành làng Công giáo tồn tại song song với làng Việt cho đến ngày nay. Làng Công giáo vừa có những tổ chức thiết chế chính trị của làng Việt cổ truyền, vừa có sự khác biệt mang dấu ấn của những tổ chức thiết chế tôn giáo. Bài viết đề cập tới quá trình hình thành làng Công giáo vùng Đồng bằng Sông Hồng và các thiết chế chính trị - tôn giáo của làng Công giáo thể hiện qua hương ước. Từ khóa: Làng Công giáo, hương ước làng Công giáo, thiết chế chính trị - tôn giáo, Đồng bằng Sông Hồng. 1. Khái quát quá trình hình thành làng Công giáo vùng Đồng bằng Sông Hồng Theo một số nhà nghiên cứu, Công giáo có mặt ở Việt Nam từ năm 1533 với sự kiện mà sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Theo sách dã lục (một loại dã sử), thì ngày, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời vua Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Ynêxu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia Tô”1. Tuy nhiên, các sử gia Công giáo thường lấy mốc năm 1615 với sự xuất hiện của giáo sĩ Dòng Tên Buzomi vào Hội An - Quảng Nam làm thời điểm Công giáo chính thức truyền giáo tại Việt Nam. Trong quá trình truyền giáo, các giáo sĩ đã khéo léo lồng hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo vào trong tổ chức làng Việt. Đó là một thành công của Công giáo trong công cuộc truyền giáo vào Việt * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thị Quế Hương. Tính tự trị và tự quản 95 Nam. Về vấn đề này, Nguyễn Hồng nhận xét: “Về tổ chức và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    92    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.