Khi luận bàn về tôn giáo, C. Montesquieu thẳng thắn thừa nhận: “Tôi chưa hề là một nhà thần học, tôi là một văn gia chính trị nên trong tác phẩm này có thể có điều chỉ hoàn toàn đúng trong cách suy nghĩ của người đời, chứ không xem xét trong mối tương quan với các chân lý cao xa”. Mời các bạn cùng tìm hiểu quan điểm của ông qua bài viết sau. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 – 2014 3 NGUYỄN THỊ HOÀN∗ QUAN NIỆM VỀ KHOAN DUNG TÔN GIÁO CỦA CHARLES MONTESQUIEU Tóm tắt: Charles de Secondat Montesquieu (1689 - 1755) là triết gia, luật gia người Pháp. Cùng với Francois Marie Voltaire, Jean Jacques Rousseau , C. Montesquieu đã góp phần tạo nên thời kỳ Khai sáng huy hoàng trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn hóa Pháp nói riêng. Khi luận bàn về tôn giáo, C. Montesquieu thẳng thắn thừa nhận: “Tôi chưa hề là một nhà thần học. Tôi là một văn gia chính trị nên trong tác phẩm này có thể có điều chỉ hoàn toàn đúng trong cách suy nghĩ của người đời, chứ không xem xét trong mối tương quan với các chân lý cao xa”1. Tuy nhiên, những luận bàn của ông về tôn giáo, mối tương quan giữa tôn giáo với luật pháp trong đời sống chính trị xã hội, nhất là những nét độc đáo về khoan dung tôn giáo không chỉ gợi lên những suy ngẫm về văn minh Châu Âu và văn hóa Pháp, mà còn đặt ra những vấn đề có tính chất thời đại. Từ khóa: Charles Montesquieu, khoan dung tôn giáo, thần luật, thế luật. 1. Quan niệm của Charles Montesquieu về khoan dung tôn giáo C. Montesquieu dành toàn bộ Chương 9 trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật để luận giải về “Sự khoan dung tôn giáo”. Ông đặt vấn đề ngay từ đầu chương: “Chúng ta là nhà chính trị, không phải là nhà thần học, mà ngay cả nhà thần học cũng cần phân biệt sự khoan dung đối với tôn giáo và sự tán thành tôn giáo ấy”2. Ở đây, C. Montesquieu khẳng định, khoan dung tôn giáo không đồng nhất với sự tán thành tôn giáo. Khoan dung tôn giáo bao hàm sự tán thành tôn giáo, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất. Trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, C. Montesquieu chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về khoan dung tôn giáo. Nhưng thông qua ∗ ThS., Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 sự phân tích của ông về nguồn gốc ra đời tôn giáo, vai trò tôn giáo trong đời sống tinh thần của con người và thái độ với tôn giáo đã gợi cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn về khái .