Thông qua vận dụng phương pháp tiếp cận xã hội học các hiện tượng tôn giáo (L’Approche sociologique les faits religeux), của Emile Durkheim (1858 - 1917) và đặc biệt của Max Weber (1864 - 1920), bài viết làm rõ hơn khung cảnh, sắc thái, đặc điểm, hệ luận của mối quan hệ Phật giáo và chính trị ở nước ta đầu kỷ nguyên độc lập. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 – 2014 13 ĐỖ QUANG HƯNG* PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI VIỆT ĐẦU KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP TIẾP CẬN TỪ MỘT LUẬN ĐỀ CỦA MAX WEBER Tóm tắt: Thông qua vận dụng phương pháp tiếp cận xã hội học các hiện tượng tôn giáo (L’Approche sociologique les faits religeux), của Emile Durkheim (1858 - 1917) và đặc biệt của Max Weber (1864 - 1920), bài viết làm rõ hơn khung cảnh, sắc thái, đặc điểm, hệ luận của mối quan hệ Phật giáo và chính trị ở nước ta đầu kỷ nguyên độc lập. Từ khóa: tôn giáo và chính trị, Phật giáo và chính trị, Tam giáo, thời Lý - Trần. 1. Nhập đề Nói về Phật giáo và chính trị, đặc biệt thời Lý - Trần, đáng chú ý là ý kiến của Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách nổi tiếng Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang). Ông dành hẳn một tiết Đạo Phật và chính trị trong chương VIII, tập 1 để phân tích. Từ chỗ khẳng định: “Thiền phái Vô Ngôn Thông có Thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp nhiều trong lĩnh vực chính trị. Danh hiệu Khuông Việt Đại sư mà vua Đinh Tiên Hoàng ban cho đủ nói lên tầm quan trọng của ông. Khuông Việt có nghĩa là giúp nước Việt”1 cho đến việc nghiên cứu hoạt động chính trị của các vị danh tăng khác như Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Không Lộ,. ở thời Lý - Trần, tác giả rút ra nhận định: “Hồi đầu lập quốc, các Thiền sư đã mở những cuộc vận động gây ý thức quốc gia, đã sử dụng các môn học phong thủy và sấm vĩ trong các cuộc vận động ấy, đã trực tiếp thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận về cả những vấn đề quân sự. Nhưng sau đó, khi trong triều đình đã có đủ người lo các việc ấy thì họ chỉ giữ vai trò hướng dẫn tinh thần và cố vấn đạo đức Những Thiền sư có tham dự chính sự như Vạn Hạnh trong khi làm việc vẫn giữ thái độ xuất thế của mình, không muốn hòa mình trong vòng danh lợi, xong việc thì rút lui về chùa. Triết học * ., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 hành động của Vạn Hạnh tiêu biểu cho thái độ