Học tập và thực hành tư tưởng Nghiệp giúp con người hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống bản thân. Việc giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử giúp họ hoàn thiện về tinh thần và thể chất, từ đó góp phần giải quyết một số vấn nạn của xã hội hiện nay. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 104 NGUYỄN THỊ ĐIỆP* GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN PHẬT TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Tư tưởng Nghiệp của Phật giáo không chỉ mang tính chất lý thuyết kinh điển, mà còn là bài học thực tiễn có giá trị đối với con người và cộng đồng. Học tập và thực hành tư tưởng Nghiệp giúp con người hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống bản thân. Việc giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử giúp họ hoàn thiện về tinh thần và thể chất, từ đó góp phần giải quyết một số vấn nạn của xã hội hiện nay. Từ khóa: tư tưởng Nghiệp, Phật giáo, thanh niên Phật tử. 1. Dẫn nhập Xã hội hiện đại giúp con người đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, xã hội hiện đại cũng có mặt trái của nó, trong đó đáng lưu tâm là sự suy thoái về đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên, thể hiện ở các hành vi như: không lễ phép với người lớn, không hiếu thảo với cha mẹ, không kính trọng thầy cô, không trung thực với bạn bè, thích sống hưởng thụ, ăn chơi trác táng. Trước tình hình đó, muốn xây dựng xã hội Việt Nam an lành thì việc bồi dưỡng đạo đức cho giới trẻ cần phải được hết sức chú ý. 2. Một số yếu tố tác động đến thanh niên Việt Nam hiện nay Về tâm sinh lý, thanh niên là người đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần với những đặc điểm như dễ bị lôi kéo và kích động, có nhu cầu giao tiếp rất lớn, nhất là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó hình thành các nhóm bạn cùng sở thích. Về phía gia đình, nhiều cha mẹ do mải mê kiếm sống nên lãng quên bổn phận đối với con cái, hoặc do không có kiến thức giáo dục con cái, hoặc do quá nuông chiều con cái, hoặc do sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan,. đã tác động không nhỏ đến sự hình thành lối sống của con em đang trong độ tuổi trưởng thành. * ThS., nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thị Điệp. Giáo dục tư tưởng nghiệp. 105 Về phía nhà trường, một số cán bộ quản lý và giáo viên có những định kiến, sử dụng các biện pháp hành chính