Biến đổi tôn giáo truyền thống ở các tộc người thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay

Bài viết tập trung phản ánh thay đổi trong niềm tin tôn giáo, thực hành nghi lễ tôn giáo cũng như một số bất cập của công tác quản lý đối với những vấn đề này nhằm nhìn nhận sự biến đổi tôn giáo truyền thống một cách khách quan hơn và cụ thể hơn. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 114 NGUYỄN NGỌC MAI * BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG Ở CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Biến đổi tôn giáo truyền thống ở các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay đang là vấn đề đáng lưu tâm đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và văn hóa. Bài viết tập trung phản ánh thay đổi trong niềm tin tôn giáo, thực hành nghi lễ tôn giáo cũng như một số bất cập của công tác quản lý đối với những vấn đề này nhằm nhìn nhận sự biến đổi tôn giáo truyền thống một cách khách quan hơn và cụ thể hơn. Từ khóa: Biến đổi tôn giáo, tôn giáo truyền thống, tộc người thiểu số, miền núi phía Bắc, quản lý văn hóa, quản lý tôn giáo. 1. Khái niệm biến đổi và biến đổi tôn giáo Biến đổi là cặp từ Hán - Việt đồng nghĩa. Trong đó, “biến” có nghĩa là thay đổi. Vì thế, biến đổi được hiểu là sự thay đổi sang một dạng thức mới khác so với dạng thức tồn tại ban đầu của sự vật hoặc hiện tượng. Từ nghĩa này, biến đổi được hiểu là “thay đổi thành khác trước”1. Đây là khái niệm thường được dùng trong y học, toán học hay vật lý, chỉ sự thay đổi của một nguyên tố, phương trình từ dạng này sang dạng khác. Gần đây, khái niệm biến đổi được sử dụng trong khoa học xã hội hàm ý chỉ một sự thay đổi trong cấu trúc của một loại hình/ thiết chế/ tồn tại xã hội nào đó: biến đổi xã hội, biến đổi lối sống. Biến đổi tôn giáo là theo nghĩa này, ám chỉ sự thay đổi về cấu trúc, hình thức, thậm chí cả nội hàm niềm tin và thực hành nghi lễ của các loại hình tôn giáo. Biến đổi tôn giáo là một hiện tượng tất yếu. Là một thiết chế xã hội đặc biệt với những yếu tố cốt lõi là niềm tin tôn giáo, thực hành nghi lễ tôn giáo và tồn tại nhờ cố kết cộng đồng của những người cùng tin theo khiến tôn giáo trở thành một dạng thiết chế khá bền vững và bảo thủ. Tuy nhiên, bản thân thiết chế tôn giáo cũng nằm trong thiết chế xã hội lớn * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Ngọc Mai. Biến đổi tôn giáo truyền .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.