Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững

Giáo dục Phật giáo có những đóng góp tích cực đối với xã hội trên nền tảng nguồn lực con người. Thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, giáo dục Phật giáo đã và đang góp phần giải quyết khá thấu đáo một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 70 ĐOÀN MINH HUẤN * NGUYỄN QUỲNH TRÂM ** GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tóm tắt: Giáo dục Phật giáo có những đóng góp tích cực đối với xã hội trên nền tảng nguồn lực con người . Thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, giáo dục Phật giáo đã và đang góp phần giải quyết khá thấu đáo một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững. Một mặt , triết lý giáo dục Phật giáo có ý nghĩa nhất định trong phát triển bền vững xã hội. Mặt khác, tự bản thân giáo dục Phật giáo cũng có những yếu tố của bền vững và có sự điều chỉnh hướng tới phát triển bền vững đáp ứng vai trò của mình đối với yêu cầu xã hội đang đặt ra. Từ khóa: Bền vững, giáo dục, kinh tế, phát triển, Phật giáo, xã hội, môi trường. 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn t hế giới với nội dung khá đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác đ ộng đến môi trường sinh thái ”1. Khái niệm này phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo của Ủy ban Brundtland. Báo cáo ghi rõ, phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai 2. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Để đạt được điều này, các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội ,. phải bắt tay nhau th ực hiện nhằm dung hòa ba lĩnh vực chính là kinh tế, xã hội và môi trường. * PGS,TS., Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội. ThS., Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội. ** Đoàn Minh Huấn , Nguyễn Quỳnh Trâm. Giáo dục Phật giáo . 71 Các tôn giáo luôn muốn truyền bá sâu rộng giáo lý của mình. V iệc truyền giáo có thể được coi như một cách giáo dục mà nội dung là tư tưởng của tôn giáo đó. T ruyền giáo để mọi người tin .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    20    4    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.