Cuộc cải cách vào giữa thế kỷ XVIII của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, bộ máy tổ chức nhà nước, với việc thay đổi trang phục, đặt lại niên hiệu và nhất là vận dụng triết lý và nguyên tắc trị nước của Nho giáo là kết quả tất yếu của một quá trình thâm nhập và lan tỏa ảnh hưởng của Nho giáo ở Đàng Trong. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 62 HUỲNH THỊ ANH VÂN* CẢI CÁCH CỦA VÕ VƯƠNG NGUYỄN PHÚC KHOÁT THẾ KỶ XVIII VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI NHO GIÁO Ở ĐÀNG TRONG Tóm tắt: Sau gần 200 năm kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến Thuận Hóa, các chúa Nguyễn đã giữ vững và không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam, đồng thời tự thích ứng với hoàn cảnh mới để tồn tại và phát triển. Cuộc cải cách vào giữa thế kỷ XVIII của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, bộ máy tổ chức nhà nước, với việc thay đổi trang phục, đặt lại niên hiệu và nhất là vận dụng triết lý và nguyên tắc trị nước của Nho giáo là kết quả tất yếu của một quá trình thâm nhập và lan tỏa ảnh hưởng của Nho giáo ở Đàng Trong. Đây là sự lựa chọn mang tính quyết định nhằm khẳng định tính chính danh và hợp pháp của chúa Nguyễn trên toàn bộ lãnh thổ, đặc biệt là ở những vùng đất mới. Từ khóa: Đàng Trong, Nho giáo, Nguyễn Phúc Khoát, thế kỷ XVIII. 1. Dẫn nhập Trong bài viết “Thay đổi trang phục dưới thời Võ Vương hay là sự khủng hoảng về tôn giáo vào thế kỷ XVIII”, Những người bạn cố đô Huế/ BAVH 1915, L. Cadière đã tìm cách lý giải sự kiện Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738 -1765) ban bố đạo luật thay đổi trang phục của dân chúng Đàng Trong (An Nam) dựa trên những thông tin mà ông tập hợp được, chủ yếu là ở khía cạnh tôn giáo. Dựa vào một số tài liệu của các linh mục Koffler và Fabre về sự mâu thuẫn giữa những người theo Phật giáo và những người theo Công giáo đương thời. L. Cadière nhận định, những thiên tai như núi lở, động đất, bồi lấp cửa sông1 đều được cho là “sự nổi giận của Trời”, là “tai họa giáng xuống do bởi các thần linh tức giận và ganh ghét đối với con dân của vua đã từ bỏ cúng bái và thiết lập bàn thờ để thờ các thần linh xa lạ của những người Tây * ThS., Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Huỳnh Thị Anh Vân. Cải cách của Võ vương 63 Phương là những người đi xâm chiếm vương quốc”. Trong tình hình ấy, “các nhà sư đã cố gắng để kéo vị vua mới về phía chống lại Công .