Chịu ảnh hưởng truyền thống vu sử của Trung Hoa qua nghìn năm Bắc thuộc cùng với niềm tin bách thần sẵn có của người Việt, các sử quan phong kiến Việt Nam khi chép sử cũng sử dụng bút pháp vu sử nhằm thần thánh hóa vương triều và chế độ, dự trắc kịp thời để nhắc nhở quân vương tránh khỏi họa lớn. Bài viết tìm hiểu truyền thống vu sử ở Việt Nam qua khảo cứu bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 100 NGUYỄN HỮU SỬ* TRẦN QUANG ĐỨC** THẦN HÓA VÀ VƯƠNG QUYỀN QUA BÚT PHÁP VU SỬ TRONG BỘ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ Tóm tắt: Vu sử là một khái niệm dùng để chỉ bút pháp tự sự trong việc ghi chép cổ sử với đặc trưng là liên hệ các hiện tượng tai dị, điềm lành, giấc mộng với đời sống và công cuộc cai trị đế vương, từ đó tôn vinh và bảo vệ hoàng thất. Chịu ảnh hưởng truyền thống vu sử của Trung Hoa qua nghìn năm Bắc thuộc cùng với niềm tin bách thần sẵn có của người Việt, các sử quan phong kiến Việt Nam khi chép sử cũng sử dụng bút pháp vu sử nhằm thần thánh hóa vương triều và chế độ, dự trắc kịp thời để nhắc nhở quân vương tránh khỏi họa lớn. Bài viết tìm hiểu truyền thống vu sử ở Việt Nam qua khảo cứu bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”. Từ khóa: Vu sử, thần hóa, vương quyền, Đại Việt sử ký toàn thư. 1. Đặt vấn đề Sử thực là những sự kiện lịch sử tồn tại chân thực, khách quan, còn sử liệu là những ghi chép sự kiện lịch sử thông qua cách nhìn chủ quan của người chép sử. Từ sử liệu đến sử thực luôn tồn tại khoảng cách. Công việc quan trọng của người nghiên cứu lịch sử là phân tích, phê phán, khảo đính tài liệu một cách thận trọng, từ đó xác định tính chân xác và độ tin cậy của sử liệu để tiệm cận với sử thực. Với truyền thống văn sử bất phân, truy xa hơn là vu sử đồng nguyên của các nước Á Đông, các trước tác sử học không chỉ thực hiện chức năng lưu giữ ký ức, mà còn được dùng để giáo huấn, củng cố tính chính thống của triều đại đang trị vì. Nhà viết sử phong kiến trước tiên là nhà văn (văn sử), đồng thời kiêm công việc của vu sư (thầy mo) chiêm tinh giải mộng, bói điềm lành dữ (vu sử) để kịp thời cảnh báo quân vương. Với mục đích phục vụ vương triều, việc lựa chọn và xử lý thông tin đưa vào sử sách in đậm dấu ấn của sử quan. Không ít thông tin mang tính vu thuật, chiêm bốc, được viết bằng * NCV., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. NCV., Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Nguyễn Hữu Sử, .