Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi (TSSL) chứng khoán ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Bằng việc sử dụng tỷ giá hối đoái thực để xem xét tác động của lạm phát đến sức mua của đồng Việt Nam, bài viết đã tìm thấy được bằng chứng về sự tồn tại của độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng (TSSL phản ứng khác nhau trước diễn biến tăng và giảm của tỷ giá) mặc dù có can thiệp thường xuyên của Ngân hàng nhà nước vào thời kỳ này. | Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 25 – 29 Part B: Political Sciences, Economics and Law ĐỘ NHẠY CẢM TỶ GIÁ VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CHỨNG KHOÁN Lê Thị Hồng Minh1, Huỳnh Thị Cẩm Hà1 và Đinh Thị Thu Hồng1 1 ThS. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 14/09/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 31/11/14 Ngày chấp nhận đăng: 06/15 Title: Exchange rate sensitivity and stock return Từ khóa: Độ nhạy cảm tỷ giá, rủi ro tỷ giá, TSSL chứng khoán Keywords: Exchange rate sensitivity, exchange rate risk, stock return ABSTRACT This paper investigates the impact of foreign exchange rate change on stock returns in the Vietnam market from 2009 to 2014. By using the real exchange rate to consider the impact of inflation on the purchasing power of Vietnam dong, the article found evidence of the existence of the asymmetric sensitivity of exchange rate (stock returns have different responses with the fluctuation of the exchange rate) despite regular interventions of the National Bank in this period. At market level analysis, when the real exchange rate increases, stock returns tend to fall, but this does not take place when the real exchange rate decreases. The cause of this result may be due to dollarization of foreign debt and net exporter status. TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi (TSSL) chứng khoán ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Bằng việc sử dụng tỷ giá hối đoái thực để xem xét tác động của lạm phát đến sức mua của đồng Việt Nam, bài viết đã tìm thấy được bằng chứng về sự tồn tại của độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng (TSSL phản ứng khác nhau trước diễn biến tăng và giảm của tỷ giá) mặc dù có can thiệp thường xuyên của Ngân hàng nhà nước vào thời kỳ này. Ở cấp độ thị trường, khi tỷ giá thực tăng thì TSSL chứng khoán có xu hướng giảm nhưng điều này không diễn ra khi tỷ giá thực giảm. Nguyên nhân của kết quả này có thể là do tình trạng đôla hóa nợ nước ngoài và vị thế xuất khẩu .