Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mật độ sạ và mức độ phân lân áp dụng cho lúa đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm được thực hiện theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp lại và 2 nhân tố (3 mật độ sạ: 100, 160 và 220 kg/ha và 2 liều lượng lân: 0 và 50 kg P2O2/ha). | Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 38 - 42 Trường Đại học An Giang MẬT ĐỘ GIEO SẠ VÀ MỨC ĐỘ PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ XỬ LÝ DASVILA CHO LÚA ĐẠT NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO Đoàn Văn Hổ1 1 ThS. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 27/03/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 02/05/14 Ngày chấp nhận đăng: 30/07/14 Title: Seeding density, phosphate level and handling with Dasvila for rice to high yield and economic efficiency Từ khóa: Mật độ sạ, liều lượng lân, dasvila ABSTRACT The objective of this research was to determine the effects of seeding density and phosphate level on rice yield and economic efficiency. Field experiments were established using a randomized complete block design with three replicates and two factors of seeding density (three levels of 100, 160 and 220 kg/ha) and phosphate (two levels of 0 and 50 kg P2O5/ha). Results showed that the highest yield and economic efficiency were for the treatments of 165 kg seed/ha with DASVILA and without phosphate. TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mật độ sạ và mức độ phân lân áp dụng cho lúa đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm được thực hiện theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp lại và 2 nhân tố (3 mật độ sạ: 100, 160 và 220 kg/ha và 2 liều lượng lân: 0 và 50 kg P2O2/ha). Kết quả cho thấy sử dụng mật độ sạ 165 kg/ha kết hợp bón DASVILA, không bón Lân cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Keywords: Seeding density, phosphate rate, dasvila hòa tan lân. Nhờ vậy, nông dân tiết kiệm được 3050% phân đạm hóa học và 100% lân (TTXVN, 2009). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu của Dobermann và Fairhurst (2000) cho thấy để có năng suất 6T/ha, cây lúa cần 162 kg N/ha, trong đó có 115 kg N từ phân bón, 2 kg N từ nước mưa, 5 kg N từ nước tưới và 40 kg N từ cố định khí N2. Tuy nhiên, cây chỉ sử dụng 63 kg N cho hạt lúa, 40 kg N cho rơm rạ, còn lại 60 kg N bị thất thoát do trực di 10kg và bay hơi 50 kg (Bùi Kim Ngân, 2009). .