Việc mở ngành đào tạo du lịch của Đại học Thăng Long vào thời điểm hiện nay tuy có muộn so với các trường, các trung tâm đào tạo khác, song xét về bối cảnh thực tế, việc mở đào tạo ngành du lịch vào lúc này lại gần như khá đúng lúc, bởi vì đây đang là “thời điểm bước ngoặt” quan trọng của ngành du lịch Việt Nam – bước ngoặt từ phát triển rộng sang phát triển chuyên nghiệp, có chiều sâu. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết. | K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II ĐÀO TẠO CỬ NHÂN DU LỊCH TẠI ĐẠI HỌC THĂNG LONG – NHỮNG MỤC TIÊU THỰC TẾ TS. Nguyễn Văn Bình Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Ngày 09 tháng 7 năm 2015, Bộ GD& ĐT đã ban hành Quyết định số2414/QĐ-BGDĐT cho phép Trường Đại học Thăng Long đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản trị dịch vụ du lịch - Lữ hành, mã số 52340103. Như vậy sau 27 năm thành lập, xây dựng và phát triển, trường Đại học Thăng Long đã tiến thêm một bước, mở rộng quy mô đào tạo bằng việc mở thêm một ngành đào tạo mới. Việc mở ngành đào tạo du lịch của Đại học Thăng Long vào thời điểm hiện nay tuy có muộn so với các trường, các trung tâm đào tạo khác, song xét về bối cảnh thực tế, việc mở đào tạo ngành du lịch vào lúc này lại gần như khá đúng lúc, bởi vì đây đang là “thời điểm bước ngoặt” quan trọng của ngành du lịch Việt Nam – bước ngoặt từ phát triển rộng sang phát triển chuyên nghiệp, có chiều sâu. Trong bối cảnh như thế, việc định hướng đào tạo của Đại học Thăng Long cần có những mục tiêu hết sức thực tế. Từ khóa: đào tạo cử nhân du lịch, đại học thăng long, mục tiêu đào tạo, nguồn nhân lực ngành du lịch, quản trị dịch vụ du lịch - lữ hành. 1. Bối cảnh Như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành kinh tế đặc thù và mặc dù thời gian qua luôn chịu nhiều tác động trước những biến động về kinh tế, bất ổn về chính trị, song vẫn không ngừng phát triển. Báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy mức tăng trưởng lượt khách du lịch trên thế giới dù có biến động, nhưng luôn có chỉ số tăng trưởng dương trong 2 năm gần đây, ngoại trừ khu vực Trung tâm củaTây Âu và Trung Đông là những nơi có khủng hoảng chính trị lớn xảy ra. Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế các khu vực trên toàn cầu đến 2014 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Thu nhập từ du lịch cũng cho thấy xu hướng gia tăng ngày càng lớn. Nếu năm 2000, thu nhập từ du lịch thế giới mới đạt 494 tỷ USD, thì đến năm 2014, con số đó đã là tỷ. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới .