Tổng quan khái niệm "Tính xác thực" trong nghiên cứu du lịch

Bài viết cho rằng chúng ta cần tiếp tục hướng đến một nhận thức toàn diện và cởi mở về tính xác thực trong du lịch để có thể định hướng và khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hóa tộc người. . | K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II TỔNG QUAN KHÁI NIỆM "TÍNH XÁC THỰC" TRONG NGHIÊN CỨU DU LỊCH Ths. NCS. Phạm Trần Thăng Long Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Du lịch và du lịch văn hóa nói riêng đang cho thấy là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Trên con đường thịnh vượng đó, một đặc tính được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành về du lịch tin là một trong những chìa khóa mở cánh cửa số phận của ngành du lịch là tính xác thực. Bài viết này đi vào tìm hiểu và giới thiệu một cách tổng quan về tính xác thực trong du lịch, với tính chất là một giá trị và một khái niệm có tính nền tảng trong hoạt động sáng tạo và quản lý du lịch. Từ quan điểm xã hội học – nhân học xã hội, bài viết nhấn mạnh nhận định về tính xác thực trong du lịch là một sản phẩm xã hội và một phần thiết yếu trong trong quá trình định hình và khẳng định của phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Từ đó, bài viết cho rằng chúng ta cần tiếp tục hướng đến một nhận thức toàn diện và cởi mở về tính xác thực trong du lịch để có thể định hướng và khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hóa tộc người. Từ khóa: du lịch văn hóa, khách du lịch thế hệ thứ ba, phát triển du lịch bền vững, tính xác thực, trải nghiệm du lịch. 1. Đặt vấn đề Một ngày đầu tháng 10 năm 2015, tôi nhận được một món quà từ một người bạn trở về từ chuyến đi công tác tại Sapa. Đó là một chú voi nhỏ nhồi bông để trưng bày. Một sản phẩm lưu niệm dành cho khách du lịch thông thường, nhưng chú voi này lại thật ấn tượng đối với tôi. Ngoài sự trân trọng tôi dành cho tình cảm của người bạn mình, chú voi dành cho tôi đến từ một bàn tay của một người phụ nữ Hmông như lời kể của người tặng quà, với chất liệu vải may là loại vải đặc trưng của dân tộc Hmông. Nhưng con voi lại hiếm khi, nếu không phải là chưa khi nào, là loài vật gắn với văn hóa của người Hmông cả - mà có lẽ là con ngựa. Vậy thì thứ đồ lưu niệm thú vị mà tôi có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.