Nhu cầu đổi mới giáo dục đại học đặt ra nhiệm vụ cấp bách phát triển tính độc lập nhận thức của sinh viên. Trong bài này, các tác giả trình bày tổng quan về lý luận dạy học toán theo hướng hình thành và phát triển tính độc lập nhận thức của sinh viên khoa học nhân văn bằng mô hình hóa trực quan. | Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I PHÁT TRIỂN TÍNH ĐỘC LẬP NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA HỌC NHÂN VĂN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN BẰNG MÔ HÌNH HÓA TRỰC QUAN TS. Nhâm Ngọc Tần Khoa Toán Tin, Đại học Thăng Long Email: nntan73@ Tóm tắt: Nhu cầu đổi mới giáo dục đại học đặt ra nhiệm vụ cấp bách phát triển tính độc lập nhận thức của sinh viên. Trong bài này, chúng tôi trình bày tổng quan về lý luận dạy học toán theo hướng hình thành và phát triển tính độc lập nhận thức của sinh viên khoa học nhân văn bằng mô hình hóa trực quan. Các phương pháp nghiên cứu: lý thuyết (phân tích các tài liệu tâm lý, sư phạm và phương pháp luận về chủ đề nghiên cứu); thực nghiệm (quan sát, đặt câu hỏi, kiểm tra, phỏng vấn với các giảng viên và sinh viên); tìm kiếm, xây dựng đối chứng và tiến hành thực nghiệm; các phương pháp xử lý dữ liệu phân tích các kết quả của thực hành sư phạm (tiêu chuẩn Mann-Whitney, kiểm định Wilcoxon, kiểm định Shapiro-Wilk). Phương pháp luận phát triển tính độc lập nhận thức của sinh viên bằng phương tiện mô hình hóa trực quan có thể áp dụng trong giảng dạy môn toán và áp dụng từng phần trong các môn học khác. Từ khóa: tính độc lập nhận thức, mô hình hóa trực quan. Mục đích nghiên cứu: hoàn thiện phương pháp luận giảng dạy toán học theo hướng phát triển sự tự nhận thức thông qua phương tiện mô hình hóa trực quan trong hoạt động giao tiếp. Quá trình tự nhận thức của sinh viên sẽ đạt mức độ cao nếu thỏa mãn các điều kiện sau: 1) Dựa vào mô hình hóa trực quan và hoạt động giao tiếp làm thay đổi và làm tích cực các mức độ ảnh hưởng sự độc lập nhận thức từ thụ động đến sáng tạo. 2) Bằng cách nâng cao động lực học tập để xác định các giai đoạn của quá trình chuyển đổi tính độc lập nhận thức trong tự giáo dục của con người. 3) Làm vững chắc kinh nghiệm độc lập nhận thức trên nền tảng mô hình hóa trực quan trong hoạt động giao tiếp là cơ chế cơ bản bảo đảm cho sự phát triển năng lực tổng quát và chuyên ngành trong học tập môn Toán của sinh viên khoa học .