Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá học tập và nâng cao kiến thức. xin chia sẻ một số gợi ý về cách giải bài tập trang 172,173 SGK Vật lý 11: Phản xạ toàn phần. Tài liệu được trình bày rõ ràng và cụ thể sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững lại những kiến thức trọng tâm và định hướng được phương pháp giải bài tập hiệu quả. | A. Tóm tắt lý thuyết Phản xạ toàn phần SGK Vật lý 11 I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn (n1 > n2). 1. Thí nghiệm Ta cho một chùm tia sáng hẹp truyền từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào trong không khí. Thay đổi độ nghiêng của chùm tia tới (thay đổi góc tới i) và quan sát chùm tia khúc xạ ra không khí. Khi góc tới i ≥ igh tia khúc xạ không còn, toàn bộ tia sáng bị phản xạ. 2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần - Khi chùm tia sáng khúc xạ ở mặt phân cách hai môi trường, ta có: n1sini = n2sinr Suy ra : sinr = sini Vì n1 > n2 nên: sin r > sin i. Do đó r > i. Chùm tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn so với chùm tia tới. - Khi góc I tăng thì góc r cũng tăng (với r > i ). Do đó, khi r đạt giá trị cực đại 90o thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần, còn gọi là góc tới hạn. Khi đó ta có: n1sinigh = n2sin 90o. Suy ra: sin igh = () - Với i > igh, nếu áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: sinr = sin i > 1 (vô lý ) Điều này phản ánh thực tế là không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần. II. Hiện tượng phản xạ toàn phần. Định nghĩa Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ. Ta gọi là toàn phần để phân biệt với phản xạ một phần luôn xảy ra đi kèm với sự khúc xạ. 2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần. a) Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn: n2 < .