Lễ hội Quán Thế Âm trong một số ngôi chùa ở Bắc Bộ

Bài viết này đề cập đến lễ hội Quán Thế Âm ở Chùa Hương (thành phố Hà Nội) và chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang), hai đạo tràng Quán Thế Âm nổi tiếng nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, nội dung bài viết góp phần tìm hiểu thêm về tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Việt Nam nói chung, ở Miền Bắc nói riêng. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2014 47 PHẠM THỊ LAN ANH(*) LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM TRONG MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở BẮC BỘ Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến lễ hội Quán Thế Âm ở Chùa Hương (thành phố Hà Nội) và chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang), hai đạo tràng Quán Thế Âm nổi tiếng nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, nội dung bài viết góp phần tìm hiểu thêm về tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Việt Nam nói chung, ở Miền Bắc nói riêng. Từ khóa: Lễ hội Quán Thế Âm, Đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bổ Đà, Chùa Hương. 1. Dẫn nhập Lễ hội là một dạng thức hoạt động văn hóa tổng hợp của con người, một hình thức hữu hiệu để phổ quát những giá trị văn hóa của một tộc người hay của một quốc gia. Trong lễ hội, con người có dịp thăng hoa những biểu cảm nội tâm, những phẩm chất tốt đẹp, hòa nhập vào không khí tập thể để tạo thành niềm vui chung. Do vậy, lễ hội tạo ra sự giao cảm, đoàn kết xóm làng, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của mỗi vùng đất nước. Cho nên, từ xưa đến nay, lễ hội là một trong những dịp giáo dục nếp sống văn hóa một cách nhẹ nhàng, tế nhị, nhất là lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa lâu đời của đất nước ta. Lễ hội ở Đồng bằng Bắc Bộ có những nét đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của khu vực này. Các lễ hội ở Đồng bằng Bắc Bộ có từ xa xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhắc tới lễ hội ở khu vực này, người ta không thể không nhớ đến hội Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), hội Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương), hội Đền Trần (tỉnh Nam Định), hội Chùa Keo (tỉnh Thái Bình), hội Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh), đặc biệt là hội Chùa Hương (thành phố Hà Nội) - được cho là lễ hội Phật giáo dài nhất toàn quốc, diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân với hạt nhân trung tâm là lễ khánh đản Quán Thế Âm vào tháng 2 âm lịch hằng năm. * . TS., Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội. Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 48 Quán Thế Âm (Avalokitévara) là vị Bồ tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.