Về một ngộ nhận liên quan đến “Tứ bất tử”: Soạn giả Thanh Hòa Tử và cuốn Hội Chân Biên

Bài viết này, từ việc đối sánh văn bản viết liên quan đến các đấng bất tử được phụng thờ trước nay trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trung tâm là cuốn “Hội Chân Biên” bằng Hán văn được hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XIX và một số công trình phái sinh từ nó được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt sau này, đi đến nhận định rằng, đã có một sự ngộ nhận, hơn thế đó là sự ngộ nhận dây chuyền, trong học giới nói chung và chuyên ngành văn hóa dân gian nói riêng, về Tứ Bất Tử (bốn vị bất tử) trong mối quan hệ của nó với cuốn “Hội Chân Biên”. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 64 CHU XUÂN GIAO (*) VỀ MỘT NGỘ NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN “TỨ BẤT TỬ”: SOẠN GIẢ THANH HÒA TỬ VÀ CUỐN HỘI CHÂN BIÊN (Phần 1) Tóm tắt: Bài viết này, từ việc đối sánh văn bản viết liên quan đến các đấng bất tử được phụng thờ trước nay trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trung tâm là cuốn “Hội Chân Biên” bằng Hán văn được hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XIX và một số công trình phái sinh từ nó được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt sau này, đi đến nhận định rằng, đã có một sự ngộ nhận, hơn thế đó là sự ngộ nhận dây chuyền, trong học giới nói chung và chuyên ngành văn hóa dân gian nói riêng, về Tứ Bất Tử (bốn vị bất tử) trong mối quan hệ của nó với cuốn “Hội Chân Biên”. Từ khóa: Tứ Bất Tử, Thanh Hòa Tử, Hội Chân Biên. 1. Dẫn nhập Trong nhiều năm qua, Hội Chân Biên thường được xem là cuốn sách cổ có hai nội dung: một là, đưa ra danh sách 27 vị thần sinh ra hay đã từng sinh sống trên đất nước Việt Nam; hai là, từ trong số ấy nêu ra bốn vị được suy tôn là Tứ Bất Tử (gồm Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Nhưng thực ra, không phải như vậy, cuốn Hội Chân Biên không đủ hai nội dung đó. Chúng ta đã vô ý gán cho cuốn Hội Chân Biên chứa đựng nội dung thứ hai, rồi theo đó, lâu nay thường dẫn trực tiếp hay gián tiếp cuốn sách này mỗi khi nói về Tứ Bất Tử. Nói cách khác, cuốn Hội Chân Biên không hề đưa ra, thậm chí không một lần nhắc đến cái gọi là Tứ Bất Tử như chúng ta đã nhầm lẫn dây chuyền trong nhiều năm qua. Cuốn sách này chỉ “cung cấp cho chúng ta bản danh sách các vị bất tử của Việt Nam” đúng như giới thiệu của Nguyễn Văn Huyên vào năm 1944. Tuy nhiên, số lượng 27 vị bất tử * . ThS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận 65 (gồm 13 vị nam và 14 vị nữ), hoặc năm xuất bản cuốn Hội Chân Biên là 1847, như giới thiệu của Nguyễn Văn Huyên đã thỏa đáng hay chưa cũng là những vấn đề cần thảo luận(1). Ngộ nhận về cuốn Hội Chân Biên trong nhiều năm qua, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.