Thờ nữ thần ở đảo Phú Quốc từ tín ngưỡng thờ Bà Thủy đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu

Đảo Phú Quốc, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, địa hình đa dạng. Để bám trụ lại hòn đảo này, dù không hành nghề chài lưới, người dân nơi đây cũng phải thường xuyên đối diện với biển, thích ứng với biển, nương tựa vào biển để sống. Mời các bạn cùng tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng nơi đây qua bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2014 87 TRẦN THỊ AN ( ) THỜ NỮ THẦN Ở ĐẢO PHÚ QUỐC TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH MẪU Tóm tắt: Đảo Phú Quốc, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, địa hình đa dạng. Để bám trụ lại hòn đảo này, dù không hành nghề chài lưới, người dân nơi đây cũng phải thường xuyên đối diện với biển, thích ứng với biển, nương tựa vào biển để sống. Sự thích ứng và nương tựa đó dẫn đến lòng biết ơn và tình yêu với biển, và nó đã được chưng cất thành những biểu tượng của đời sống tâm linh con người đảo Phú Quốc. Một trong những biểu hiện của sự thích ứng và nương tựa vào biển là tín ngưỡng thờ nữ thần, mà người dân đảo Phú Quốc quen gọi là Bà, và di tích thờ Bà được gọi là Dinh Bà. Bài viết này bước đầu khảo cứu về hệ thống Dinh Bà và tín ngưỡng thờ Bà ở đảo Phú Quốc. Từ khóa: tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thủy thần, tín ngưỡng thờ Bà - Cậu, Dinh Bà, Dinh Cậu, đảo Phú Quốc, Kiên Giang. 1. Khái quát về hệ thống Dinh Bà ở đảo Phú Quốc Đảo Phú Quốc có bốn Dinh Bà là Dinh Bà Dương Đông, Dinh Bà Ông Lang (còn gọi là Dinh Bà Lớn Tướng), Dinh Bà Hàm Ninh, Dinh Bà Cửa Cạn. Các di tích này nằm ở 3/5 khu dân cư/làng chài trên đảo Phú Quốc. Dinh Bà Dương Đông (đường Võ Thị Sáu, khu 1, thị trấn Dương Đông) trông ra biển, dưới chân núi Dinh Cậu. Bên cạnh Thủy Long Thánh Mẫu, di tích này còn thờ Tiền hiền (bên phải) và Hậu hiền (bên trái). Ban thờ Thủy Long Thánh Mẫu được thiết kế gần giống với điện thờ Tứ phủ gồm phía trên thờ Mẫu, phía dưới là một khám nhỏ. Nhìn vào cách bài trí của Dinh Bà Dương Đông, có thể thấy, đây là sự hội nhập giữa thờ Mẫu với tín ngưỡng thờ các vị khai canh (Tiền hiền, Hậu hiền), vốn là một bước đệm cho việc xây dựng biểu tượng của tín ngưỡng . ., Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 88 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 Thành hoàng từ Trung Bộ vào Nam Bộ. Bên trái gian thờ là một tủ quần áo của Bà do người dân cúng, giống như tủ quần áo ở đền thờ Bà Chúa Xứ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.