Bài viết giới thiệu khái quát về “Kinh Dịch”, một “thiên cổ kỳ thư”, nhưng không dễ dàng đọc hiểu. Theo tác giả, muốn hiểu được cuốn sách này cần đọc nó với tư duy hệ thống và cấu trúc. Bên cạnh đó, để giải mã được “Kinh Dịch” cũng phải đọc một số nghiên cứu và chú giải về tác phẩm này của các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2014 69 NGUYỄN TRUNG THUẦN(*) VÀI NÉT VỀ KINH DỊCH Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khái quát về “Kinh Dịch”, một “thiên cổ kỳ thư”, nhưng không dễ dàng đọc hiểu. Theo tác giả, muốn hiểu được cuốn sách này cần đọc nó với tư duy hệ thống và cấu trúc. Bên cạnh đó, để giải mã được “Kinh Dịch” cũng phải đọc một số nghiên cứu và chú giải về tác phẩm này của các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến vấn đề nguồn gốc của “Kinh Dịch”. Từ khóa: Dịch, Kinh Dịch, Chu Dịch, Dịch học, Bát quái. Kinh Dịch xưa nay được gọi là thiên cổ kỳ thư. Cuốn sách này thật lạ lùng, hầu như ai cũng ngưỡng mộ nó, đề cao nó, háo hức tìm nó, rồi đọc ngấu nghiến nó. Rơi vào một rừng chữ nghĩa mông lung, xa lạ, nhiều người luôn quyết tâm không chịu bó tay, để tỏ rõ không chịu thua kém mọi người, nhưng rồi vẫn thấy thật khó nhằn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, có đôi chút tiếng tăm đã phải đầu hàng trước nó, và đành phải thú thật đã dám không sợ bị động chạm đến uy danh hiểu biết của mình, thử đọc rồi chẳng hiểu gì cả! Nhiều người hào hứng với Kinh Dịch, đã bỏ rất nhiều thời gian mà rút cuộc chẳng thu được gì. Nguyên nhân có lẽ là do họ chưa được cung cấp phương pháp đọc Kinh Dịch cho đúng cách. Cuốn sách này bày ra trước thế giới giống như một kho báu chưa được mở. Hơn 800 năm trước, Chu Tử (Chu Hy) từng đứng trước vấn đề tương tự. Cách giải quyết do ông đề xuất là đọc Kinh Dịch theo phương pháp bói toán. Ông đã dùng phương pháp này, và quả nhiên có được nhiều thứ từ Kinh Dịch. Theo lý giải của Chu Tử, thuật thông giữa Trời với Người do Kinh Dịch đưa ra chính là bói toán. Nghe nói, Khổng Tử cũng tin vào bói toán và từng đích thân hành nghề. Trong cuốn Bạch thư khai quật được ở Mã Vương Đôi từ thập niên 70 thế kỷ trước, có thiên Yếu ghi lại câu chuyện Khổng Tử xem bói. * NNC, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 Bói Kinh Dịch, .