Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học

Công tác truyền thông tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Bài viết này chỉ đề cập đến giá trị truyền thông và chủ thể truyền thông của Phật giáo và Công giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 29 NGUYỄN THỊ MINH NGỌC* GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN ĐA DẠNG TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Hiện cả nước có 13 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước nhất quán đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân dân qua hàng loạt văn bản pháp quy. Để đưa chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, đồng thời phản ánh kịp thời tình hình tôn giáo trong nước và quốc tế, cũng như hoạt động của các tổ chức tôn giáo ở nước ta, công tác truyền thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng. Công tác truyền thông tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Bài viết này chỉ đề cập đến giá trị truyền thông và chủ thể truyền thông của Phật giáo và Công giáo. Từ khóa: truyền thông tôn giáo, đa dạng tôn giáo, Việt Nam, Phật giáo, Công giáo. 1. Các khái niệm “truyền thông” và “truyền thông tôn giáo” Theo Từ điển wiki pedia, truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa. Quá trình truyền thông phần lớn là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hòa giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông phần nào là một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một bộ ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học1. * TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 Theo Donald Clark, truyền thông là việc trao đổi và truyền tải thông tin và ý tưởng từ người này sang người khác, liên quan đến một người gửi/ truyền ý tưởng, thông tin, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.