Giống như nhiều hình thái tôn giáo dân gian khác ở Việt Nam, nghi lễ lên đồng thờ thánh chỉ được xem là một dạng diễn xướng dân gian mà chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng những giá trị của nó về thể thức và ý nghĩa. Cùng với công trình “Nghi lễ lên đồng: Lịch sử và giá trị” xuất bản năm 2013, tác giả bài viết này mong muốn làm rõ giá trị và ý nghĩa tôn giáo của nghi lễ lên đồng, một nghi lễ hiện vẫn còn những điều tồn nghi. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 126 NGUYỄN NGỌC MAI* MÚA LỬA TRONG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG Tóm tắt: Giống như nhiều hình thái tôn giáo dân gian khác ở Việt Nam, nghi lễ lên đồng thờ thánh chỉ được xem là một dạng diễn xướng dân gian mà chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng những giá trị của nó về thể thức và ý nghĩa. Cùng với công trình “Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị” xuất bản năm 2013 (Nxb. Văn hóa), tác giả bài viết này mong muốn làm rõ giá trị và ý nghĩa tôn giáo của nghi lễ lên đồng, một nghi lễ hiện vẫn còn những điều tồn nghi. Từ khóa: Múa lửa, nghi lễ lên đồng, tẩy trần, thờ cúng Thánh Mẫu. Lên đồng vốn là một nghi lễ của thờ cúng Thánh Mẫu ở Châu thổ Bắc Bộ Việt Nam. Ngay từ khi xuất hiện và được phản ánh một cách chi tiết trong tài liệu của Nhất Lang và M. Durand (1959) thì múa lửa/múa mồi (Durand gọi là múa đuốc chập chờn) là một điệu thức chiếm tần xuất khá nhiều trong các khâu của nghi lễ lên đồng. Trong nghi lễ xưa cũng như nay, dù có xảy ra trạng thái biến đổi tâm lý ý thức, xuất hiện tâm linh hay đơn thuần là vấn đề biểu diễn trên nền/bối cảnh sân khấu tâm linh, thì múa lửa vẫn là một động tác diễn ra khá nhiều và không thay đổi trong suốt quá trình thực hành/biểu diễn nghi lễ lên đồng. Không giống bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam, thực hành nghi lễ lên đồng không phải là để tế lễ thần linh mà là để hóa thân vào thần linh. Các căn đồng đã thực hiện một bước chuyển đổi từ thân xác người phàm trần thành thân xác của các đấng siêu nhiên, mà khăn áo chỉ là một cách thể hiện ra bên ngoài sự thay đổi đó. Nhưng điều quan trọng và làm nên ý nghĩa tôn giáo, tạo môi trường để có thể chuyển đổi Tục - Thiêng không phải là những chiếc áo mà là tác dụng của ngọn lửa và khả năng hấp thụ sinh khí vũ trụ của chiếc khăn phủ mặt màu đỏ. * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Ngọc Mai. Múa lửa trong nghi lễ lên đồng. 127 Trong nghi lễ lên đồng, để các căn đồng có thể rơi vào trạng thái thăng hoa thì không thể phủ nhận vai trò