Luận án tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành, thành phần cũng như tính chất của tầng lớp thủ lĩnh tại Giao Châu - An Nam thời Tùy Đường thông qua các trường hợp cụ thể. Ngoài ra, Luận án sẽ phân tích mối quan hệ lợi ích – nghĩa vụ giữa các thủ lĩnh và chính quyền đô hộ, làm rõ những mâu thuẫn nội tại dẫn đến xu hướng ly tâm chính trị, nổi dậy giành quyền tự chủ của tầng lớp thủ lĩnh, thể hiện qua ba cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới thời Đường là khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng và Dương Thanh. | Ọ QU TRƢỜN Ọ O NỘ Ọ Ộ V N NV N ==================== PH M LÊ HUY TẦNG LỚP THỦ LĨN T I GIAO CHÂU – AN NAM THỜ Chuyên ngành: Mã số: Ô Ộ TÙY ƢỜNG Lịch sử Việt Nam 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Người hướng dẫn khoa học: . Nguyễn Quang Ngọc Giới thiệu 1: Giới thiệu 2: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào hồi giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ẦU 1. Lý do chọn ề tài Từ trước đến nay, thế kỷ X luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sử học. Sự quan tâm đó không chỉ bắt nguồn từ ý nghĩa quan trọng của giai đoạn lịch sử này, mà còn liên quan chặt chẽ đến bối cảnh ra đời của nền sử học Việt Nam hiện đại. Các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam được bắt đầu và triển khai trong quãng thời gian đất nước Việt Nam đang tìm đường thoát khỏi ách thống trị 80 năm của người Pháp, tiếp sau đó là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Đến cuối thập niên 1970, Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Trước hiện thực là vận mệnh, sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam bị đặt trước những thử thách hết sức khắc nghiệt của lịch sử, hơn bất cứ thời điểm nào khác, nhiều nhà sử học, kể cả của Việt Nam và nước ngoài, đã nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam của thời đại mà họ đang sống với bối cảnh của thế kỷ X - thế kỷ đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ Việt Nam bị đô hộ bởi ngoại bang – phân kỳ lịch sử “Bắc thuộc”. Luận án hoàn toàn không có ý đồ phủ định ý nghĩa lịch sử “bản lề” quan trọng của thế kỷ X. Tuy nhiên, nếu để bị ràng buộc bởi những mốc phân kỳ lịch sử, vốn do các nhà sử học hiện đại xác lập, giới hạn nghiên cứu của mình từ thế kỷ X trở