Tài liệu "Khái quát về cấu trúc kiến tạo Việt Nam" trình bày về các địa khu lục địa tiền Cambri tái biến cải trong Phanerozoi, hệ tạo núi đa kỳ Neoproterozoi Paleozoi sớm Việt-Trung, các trũng nội lục Paleozoi muộn Kainozoi, rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn Đà Lạt,. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | : Các trầm tích Miocen trung-Đệ tứ tướng bồi tích và châu thổ tạo thành tầng phủ trải rộng khắp khu vực giữa và Tây Nam Bộ. Đây là nơi giao hội của miền hạ lưu các sông Mekong và Đồng Nai. Các con sông này hình thành và phát triển sau các pha hoạt động đứt gãy Paleogen muộn-Miocen sớm. Trước đó sông Mekong chảy thẳng từ Chiengrai xuống Bangkok và đổ vào vịnh Thái Lan [Hutchison, 1992]. Móng của trũng này là đai tạo núi Srêpôk-Tây Nam Bộ và rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn Đà Lạt. Ngoài ra, ở vùng Trà Cú (cửa sông Hậu), trong thành phần móng thành tạo địa hào Eocen-Miocen hạ phương ĐB mà có lẽ liên quan đến bể Cửu Long. Các hệ thống đứt gãy phương TB, ĐB và kinh tuyến tạo ra một loạt khối móng phân dị về độ sâu. Tổng bề dày lớn nhất của các trầm tích Kainozoi, kể cả các trầm tích Eocen-Miocen hạ ở vùng cửa Định An (sông Hậu), đạt xấp xỉ 1000 m. Riêng bề dày lớn nhất các trầm tích Kainozoi muộn chỉ khoảng 500 m. Ở phía tây, bắc và đông của vùng rìa bể bề dày này giảm đáng kể và chỉ gồm có các trầm tích Pliocen-Đệ tứ hoặc Đệ tứ. Rìa phía đông của bể nằm kẹp giữa hai đứt gãy phương TB-ĐN Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn, nơi có một loạt thềm cấu tạo bởi bồi tích cổ sông Mekong, là vùng chuyển tiếp sang khối nâng dạng vòm Nam Trung Bộ-Đông Nam Bộ. Rìa phía tây bể này tiếp giáp với bể Vịnh Thái Lan qua gờ nâng ngầm Rạch Giá-Hòn Khoai phương kinh tuyến. Rìa ĐN là gờ nâng ngầm.