Khóa luận thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ; tìm hiểu thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế nông hộ ở xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng;. . | Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập từ trồng màu có mức tăng nhanh nhất cụ thể: trước chuyển đổi là 45,440 triệu đồng và sau chuyển đổi đã tăng lên là 413,241 triệu đồng. Thu nhập từ trồng lúa kết hợp trồng màu cũng tăng khá nhanh, với 132,970 triệu đồng trước chuyển đổi và sau tăng lên 416,535 triệu đồng. Với cây ăn quả có mức tăng chậm hơn, tăng 212,36%. Thu nhập từ cây lúa đã giảm khá nhanh, giảm 7,79% so với trước. Thu nhập bình quân của các hộ cũng tăng nhanh từ 17,151 triệu lên 29,097 triệu, tăng 69,65%. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nâng cao thu nhập nhờ việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao hơn. Từ đó cho thấy chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một hướng đi cấp thiết và đúng đắn nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, cũng như giảm áp lực tiêu thụ lúa, gạo trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn. Sau khi chuyển đổi thì thời gian lao động nhiều hơn so với trước do tập trung vào khâu chăm sóc và thu hoạch. Chính vì vậy đã giải quyết được vấn đề việc làm trong khoảng thời gian nông nhàn của nông dân.