Mời các em cùng tham khảo tài liệu giải bài tập bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai, tài liệu với các gợi ý trả lời chi tiết các câu hỏi trong bài học nhằm giúp các em giải bài tập chuẩn xác hơn. Ngoài ra, việc tham khảo tài liệu để các em tự trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập. Chúc các em học tốt. | A. Soạn bài tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai 1. Cách đọc Đọc trôi chảy, lưu loát. Chú ý đọc đúng các phiên âm và tên riêng (A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la). Diễn cảm thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đâu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-Xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi. Giải thích từ: Bất bình: bực tức, oán giận, không bằng lòng. Bình đẳng: nghĩa trong bài là mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, đều được đôi xử như nhau, không phân biệt màu da. 2. Gợi ý tìm hiểu bài Câu 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào. Câu 2. Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi. Câu 3. Cuộc đâu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thẻ' giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chùng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai. Câu 4. Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Óng được trả tự do năm 1994 sau khi chê độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thường Nô-ben về hòa bình năm 1993. Nội dung: Phản đối chê độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. B. Chính tả Ê-mi-li, con trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Bài tập 1: Nhớ viết Chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con. Chú ý viết đúng các tên nước ngoài. Bài tập 2: Tìm những tiếng ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy Các tiếng chứa ưa, ưa: lưa thưa, mưa, tưởng, nước, tươi, ngược, giữa. nhận xét về cách ghi dấu thanh. Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa thưa, mưa không có